Những người hâm mộ Steve Jobs ca ngợi ông ta trong việc sắp xếp lại thế giới công nghệ cao cấp đầy lộn xộn. Những sản phẩm làm cho ông nổi tiếng, từ máy tính Macintosh cho đến iPad với kiểu dáng thiết kế nhỏ gọn và dễ sử dụng làm cho mọi người ví von là những ứng dụng giống như về thiền học.

“Các sản phẩm của Apple được định nghĩa là những gì nó thiếu thì cũng bằng những gì nó chứa đựng.” Jeff Yang, một người chủ trì chuyên mục công nghệ và văn hóa pop cho tờ báo San Francisco Chronicle cho biết.

Có lẽ những cải tiến và thiết kế các sản phẩm của Jobs được truyền thừa từ việc tu tập thiền định hay là do ảnh hưởng của thiền Phật giáo?

Người đứng đầu của tập đoàn Apple, Steve Jobs đã ra đi vào hôm thứ tư ở tuổi 56 có nhiều thập kỷ kết nối quan hệ với một thiền sư, người chủ trì hôn lễ cho ông và cũng là người mà ông bổ nhiệm làm cố vấn tinh thần cho công ty. Mối quan hệ của họ được kết nối và suy luận như vậy.

Thời còn trẻ, Jobs đã đến Ấn Độ tham dự một khóa tu tập về tâm linh giúp ông đến với Phật Giáo.

Tuy nhiên, người thầy mà Jobs có mối quan hệ mật thiết ở Hoa Kỳ lại là một thiền sư người Nhật.

Theo Yang và những phóng viên khác, Jobs đã học tại trung tâm thiền Los Altos vào những năm 1970 và phát triển mối quan hệ với một thiền sư người Nhật tên là Kobun Chino Otogawa. Thầy Kobun chú trọng những bài giảng của Ngài về việc tu tập thiền định.

“Mục đích thật sự của việc tu tập là khám phá ra trí tuệ giúp bạn luôn luôn kiểm soát chính mình.” Thầy Kobun nói như vậy trên một website nhân khóa tu tập tại trung tâm Jikoji, một trung tâm về thiền mà thầy sáng lập ở San Francisco.

“Để khám phá chính bản thân mình là khám phá trí tuệ. Nếu không có sự khám phá chính bản thân mình, bạn sẽ không bao giờ giao tiếp được với ai.” Thầy Kobun cho biết. Thầy mất năm 2002.

Jobs dường như phản chiếu vấn đề tâm linh của mình vào những phát biểu trước công chúng, bao gồm cả bài phát biểu ở trường đại học Standford vào năm 2005:

“Trong suốt 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình rằng: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, vậy điều gì là tôi muốn làm nhất cho ngày hôm nay.” Và nếu câu trả lời là “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết là tôi cần phải thay đổi cái gì đó.Hãy nhớ là bạn đang đi về cái chết là cách tốt nhất để tôi biết cách tránh những suy nghĩ rằng tôi có cái gì đó để mất. Bạn hoàn toàn không có gì cả. Chẳng có lý do gì để không làm theo trái tim mình.”

Theo Yang, Jobs đã bổ nhiệm thầy Kobun làm “cố vấn tâm linh” cho công ty sau khi ông bị đuổi việc với chức danh CEO của Apple vào năm 1986. Được biết với tên gọi NeXtT, công ty sau đó được Apple mua lại đã lót đường cho việc Jobs trở lại Apple lần thứ hai.

Vào năm 2001, trong quyển sách “Lần trở lại thứ hai của Steve Jobs,” Alan Deutschman mô tả thầy Kobun là “một thiền sư, vừa là thầy và vừa là bạn của Jobs sau thời niên thiếu. Thầy Kobun rất dễ thương, lãng mạn, thơ mộng, biết cách nói chậm (ngay cả với tiếng Nhật bản địa) và đưa ra các bài giảng không cần phải hiểu máy móc. Thầy là người chống lại những kỷ luật nghiêm ngặt và trách nhiệm nặng nề của một nhà sư. Thầy là mẫu thiền sư của Steve Jobs.”

Thầy đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell.

Mối quan hệ giữa Jobs và thầy Kobun là đề tài cho một quyển tiểu thuyết đồ họa sắp được tạp chí Forbes phát hành. Quyển sách, dù là tiểu thuyết nhưng được lấy cảm hứng từ mối quan hệ có thật trong cuộc sống với tựa đề là “Thiền của Steve Jobs.”

Ngọc Hằng dịch

Theo CNN



Có phản hồi đến “Nghệ Thuật Thiền Của Steve Jobs-CEO Quá Cố Của Tập Đoàn Apple”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com