Khi Campuchia trở nên hiện đại hóa cùng với những vụ bê bối về tình dục và thuốc đi vào đời sống tu sĩ, hình ảnh y áo màu vàng của tăng sĩ không còn được tôn kính như xưa.

Vào năm 1959, May Mayko Ebihara trở thành người Mỹ đầu tiên viết luận án nhân chủng học về cuộc sống làng quê ở Campuchia. Được xuất bản trong hai tập gần một thập niên sau đó, Sway: Làng quê Khmer ở Campuchia miêu tả về những điền trang nông nghiệp nơi các nhà sư được xem như là "hiện thân của sự sống và phát khởi tinh thần Phật giáo."

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến việc tái cấu trúc mạnh mẽ các mối quan hệ xã hội ở vương quốc này. Sự đô thị hóa kéo con người ra khỏi cuộc sống làng quê, hiện đại hóa đã dần dần tiêu hủy truyền thống và ngày càng có nhiều người dân Campuchia quay lưng lại với đời sống tu sĩ.

"Phật giáo không còn mạnh như xưa nữa." Bunsin Chuon, một nhà sư tu tập từ năm 1996 vừa chia thời gian giữa hoa Kỳ và Wat Langka ở Phnom Penh. "Mọi người hạnh phúc hơn với cuộc sống của họ hiện tại bởi vì kỹ thuật quá tiến bộ và ít người muốn trở thành nhà sư vì cuộc sống tăng sĩ không hạnh phúc."

Trước thời Khơ me Đỏ, chùa chiền xem như là trung tâm văn hóa, giáo dục, đạo đức trong cuộc sống làng quê và vì thế cũng có vị trí nổi bật trong xã hội. Trong bài viết về Campuchia: Phát triển một quốc gia, 1860 -1945, nhà sử học Penny Edwards mô tả làm thế nào cuộc sống tăng đoàn "đưa ra một trong những con đường hiếm hoai về quyền lực bên ngoài kế thừa "với việc hoàn thành ít nhất một mùa chay trong tu viện được xem như là nghi lễ dành hco nam giới. Các cậu bé sẽ đi vào đời sống tu sĩ ở tuổi thiếu niên, học về Phật giáo và văn hóa Khmer và sau đó trở về với cuộc sống của người lớn."

Sinen Neang, một vị thầy từ tỉnh miền quê Kampong Cham đã tham gia tăng đoàn từ khi 17 tuổi và đã trải qua đời sống xuất gia trong 10 năm trước khi sử dụng những gì đã học để theo đuổi một nghề nghiệp như là một nhân viên hoạt đồng vì nhân quyền. Là con trai đầu tiên trong gia đình, truyền thống đòi hỏi rằng cậu phải trở thành một nhà sư. Tuy nhiên với sự cuốn hút của một nền giáo dục tốt - điều vượt tầm với của nhiều người nghèo ở nông thôn đã thuyết phục Neang đi vào đời sống tu viện. "Nếu tôi không thọ giới trở thành một nhà sư, tôi không có cơ hội học trung học hay đại học."

Tuy nhiên, với sự phát triển của các trường trung học và đại học không tôn giáo ở Campuchia đã làm suy giảm sự ảnh hưởng về văn hóa và xã hội của tăng đoàn. "Trước đây, nếu ai muốn học về văn hóa hay các kỹ năng, họ có thể đi vào chùa - vì có sự khuyến khích. Tuy nhiên hiện nay họ có rất nhiều sự lựa chọn và họ không cần phải vào chùa" Chuon cho biết trước khi ước tính số lượng nhà sư ở Wat Langka ở Phnom Penh đã giảm từ 300 đến 100 trong 5 năm.

Còn điều gì hơn, hàng thập kỷ với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã thưởng cho nhiều người Campuchia với nhiều tiến bộ về vật chất và kỹ thuật nên việc tham gia tăng đoàn đã trở nên ít hấp dẫn hơn, theo Khy Sovanratana, một nhà sư xuất gia 27 năm và là phó hiệu trưởng của trường đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja Campuchia. Các chàng trai trẻ có gia đình và tận hưởng cuộc sống mà họ nghĩ là hấp dẫn hơn im lặng, thận trọng và khép mình."

Sengkak Ly, một sinh viên 20 tuổi từ trường đại học quốc gia về Quản trị đã cười khi được hỏi liệu cậu có muốn tham gia tăng đoàn "Tôi không có thời gian làm một nhà sư. Tôi phải học và tìm kiếm một việc làm. Tôi thật sư không nghĩ về tôn giáo."

Ý tưởng theo đuổi cuộc sống khổ hạnh cũng miễn bàn với Rin Savath, 25 tuổi , sinh viên ngành tài chính tại đại học xây dựng tài năng "Tôi chưa bao giờ là một nhà sư và tôi không bao giờ muốn bởi vì khi bạn là một nhà sư bạn mất hết tự do và bị xã hội đối xử khác lạ."

Tăng đoàn cũng đang tranh đấu với việc lo ngại cao độ về các hành vi phạm tội trong hàng ngũ của mình.

Vào tháng 6 năm 2016, Vong Chet, trụ trì một ngôi chùa ở Siem Reap, quận Kraland bị kết tội hiếp dâm hơn 10 em trai tập sự và bị kết án 15 năm tù. Trường hợp này không phải là bất thường - hai nhà sư khác cũng bị kết án tội hiếp dâm các em gái và hai người nữa bị vào tù vì phạm tội ma túy chỉ trong nửa đầu năm 2015.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo từ lâu đã bác bỏ các hành vi tội lỗi cá nhân nhưng đã thất bại với thái độ coi khinh của công chúng với các nhà sư, người được xem là những chuẩn mực trong các hành vi Phật giáo.

Mặc dù những ai tham gia tăng đoàn thường không ở lâu. Kết quả là, rất ít nhà sư học kinh đến một mức độ có thể khuyến khích họ thực hành vai trò cơ bản như là nhà truyền giảng các lời dạy của Phật hay kinh điển. Sovanratana mô tả sự suy giảm các chuẩn mực về giáo dục tăng đoàn là "một sự trở ngại lớn cho tiến bộ của Phật giáo và chuẩn mực trong đời sống tu viện trên quốc gia."

Lo ngại về sự hiểu biết giới hạn với các nhà sư hiện đại về chánh pháp và sự thiếu tuân thủ giới luật cùng với nhận thức rằng nhiều nhà sư chỉ lợi dụng chiếc y áo để lấy sự giáo dục miễn phí và sống nhờ vào sự cúng dường của người khác tăng lên.

Ren, 26 tuổi, một một nhà trị liệu massage từ Phnom Penh cho biết các nhà sư không còn có tâm thực hiện mục đích như là những nhà lãnh đạo tâm linh "Các nhà sư sử dụng cuộc sống tăng đoàn như là một nghề nhưng họ không cố gắng học kinh điển. Chúng tôi tin vào tôn giáo này và chúng tôi kính trọng họ và nếu họ không thật sự biết gì cả thì chúng tôi còn kính trọng ai?"

Sovanratana cho biết các nhà sư đủ điều kiện để hướng dẫn các nhà sư khác cần phải tự kiểm tra xem mình có muốn trở thành nhà sư nhằm giảm những "kẻ rắc rối" tham gia tăng đoàn "Một khi tên được đưa ra, những thầy hướng dẫn chỉ ký và thực hành nghi lễ. Điều này dẫn đến một số vấn đề. Thầy hướng dẫn cần phải thực thi việc kiểm tra lý lịch của ứng viên. Những kẻ nghiện thuốc không dễ để thay đổi. Nó không phải như là bạn có thể sở hữu một người đàn ông và trở thành một con người hành động đạo đức ngay lập tức."

Với sự tăng số lượng những người Campuchi tránh xa cuộc sống tu sĩ để hưởng thụ thành quả của việc mở rộng tư bản chủ nghĩa và nhiều người vẫn hỏi về quyền của tăng đoàn, thật dễ hơn để kết luận rằng sự ảnh hưởng của Phật giáo tàn dần ở Campuchia. Tuy nhiên theo bộ Tôn Giáo, 95% dân số vẫn tự nhận là Phật tử.

Philip Coggan, tác giả của Các Thế giới Tâm Linh: Campuchia, Đức Phật và Naga tin rằng sự suy giảm trong tăng đoàn vẫn chưa ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo ở Campuchia vì các nhà sư đơn thuần chỉ tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân và "gần như không liên quan đến các con đường của cuộc sống. Coggan tin rằng hiện đại hóa bị tác động lớn hơn.

"Một nền kinh tế bùng nổ mang đén chủ nghĩa tiêu dùng và những mặc về đạo đức Phật giáo bị nhường chỗ cho ma thuật khi thế giới tâm linh được gọi là kênh "may mắn" được phôi thai từ Phật giáo như là một điều thực tế và dễ uốn nắn. Phật giáo vẫn đang tốt. Mọi người vẫn đổ ra đầy đường trong lễ Pchum ben và năm mới."

Tuy nhiên, Chuon tin rằng những ai chỉ đi đến chùa vào các ngày đặc biệt không phải là "Phật tử thật" "Rất nhiều người chỉ đi đến chùa với cha mẹ trong mùa lễ Pchum Ben hay Năm Mới Khmer. Họ không tu tập. Đến chùa để trừ đuổi tà ma khi bạn có một giấc mơ xấu hay điềm gở - đây không phải là đạo Phật."

Savath và Ly là điển hình của những dạng Phật tử thế này. Họ không bao giờ đến chùa ngoài những ngày lễ đặc biệt trừ khi họ bị không may và không ai giữ ngũ giới được xem là các quy tắc thượng thừa. Tuy nhiên, cả Savath hay Ly tin rằng những sự thật này làm cho họ ít trở thành Phật tử mà Savah nhìn nhận rằng "không cần phải theo ngũ giới miễn sao bạn không làm hại ai." và Ly bào chữa cho niềm tin của anh khi nói rằng anh vẫn "tôn kính Đức Phật"

Scott Mitchelll, người thực hiện nghiên cứu về Phật giáo hiện đại tại viện nghiên cứu tôn giáo ở California cho biết sự tranh luận về việc "tu tập" của Phật tử gần như là không bao giờ được giải quyết.

"Nói chung, hầu hết văn hóa Phật giáo định nghĩa một Phật tử (tu tập hay không) là người kính trọng đãnh lễ ba ngôi tam bảo - Đức Phật, Pháp và Tăng và giữ giới luật. Nói như vậy, tôi tin rằng điều đó tùy thuộc vào cộng đồng tôn giáo quyết định họ muốn lấy gì nên phải nói và thực tập trong thành viên của cộng đồng."

Liệu sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Campuchia yếu hơn trước đây chủ yếu dựa vào việc một người chọn cách định nghĩa về Phật giáo. Lịch sử đã định nghĩa nó như chất lỏng, và đây là một trong những sức mạnh lớn nhất của tôn giáo "Các tự viện Phật giáo và cộng đồng cố gắng làm cho giáo pháp có ý nghĩa hơn trong bối cảnh họ tọa lạc. Mục tiêu không cần phải là thay đổi xã hội nơi Phật giáo hiện hữu mà là hướng con người quay về với chánh pháp."

Sự thật rằng Phật giáo còn sống sót qua thời Khmer Đỏ chỉ ra rằng không có gì là không đàn họi và Sovanratana tin rằng nó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Campuchia "Truyền thống Phật giáo ở Campuchi vẫn rất mạnh mặc dù một vài điều xấu đã xảy ra. Một số có lẽ quay lại với Phật giáo tạm thời nhưng họ sẽ trở lại. Phật giáo và văn hóa Khmer là gần như không thể tách rời."

Ngọc Hằng dịch

Theo Southeast Asia Globe



Có phản hồi đến “Phật Giáo Đang Suy Giảm Ở Campuchia”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com