Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang sinh ngày 19 tháng 9 năm 1919, tại xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xuất thân trong một gia đình sống về nghề nông và tiểu thương. Ngài đã theo đuổi việc học liên tục từ lúc 6 tuổi cho đến 26 tuổi. Thuở nho hấp thụ nền văn hóa Khổng Mạnh, cho đến năm 13 tuổi ngài xuất gia. Ngài đã từng đi nhiều nơi và hiểu biết tường tận cả hai miền Trung và Nam Việt Nam.

Trong thời gian này, ngài theo học với quý Hòa thượng Chí Tâm, Hòa thượng Bích Liên, các sư huynh Huyền Chiếu, Bảo Phong… Đến năm 1939, ngài học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh. Sau đó ngài được theo học và tốt nghiệp tại Phật học đường Báo Quốc – Huế.

Sau khi hoàn tất chương trình đại học Phật giáo, vào năm 1945, ngài tham gia phát động và lãnh đạo phong trào Phật giáo Cứu quốc tại Bình Định và Liên khu V (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên)…

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ngài được cung thỉnh làm Giám đốc Tăng học đường Trung Phần tại Nha Trang những năm 1955-1957, và trong thời gian này ngài được mời làm Tổng Thư ký Phật học viện Hải Đức – Nha Trang.

Năm 1958, ngài giữ chức Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần kiêm Hội trưởng Phật giáo tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1962, ngài trở về Bình Định, giữ chức vụ Hội trưởng Phật giáo tỉnh Bình Định. Cũng trong thời gian này, ngài và chư Tăng trong tỉnh thành lập cơ sở đào tạo Tăng Ni tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Phật học viện Nguyên Thiều được thành lập, ngài được cung thỉnh làm Giám viện.

Cũng từ năm 1962, ngài cùng các bậc tôn túc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm tại Bình Định, sau đó làm Thư ký Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Ngài bị bắt giam ngày 20-8-1963 tại Sài Gòn và được trả tự do sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1964, ngài nắm giữ chức vụ Tổng Thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN và tham dự nhiều hội nghị, hội thảo PG quốc tế tổ chức tại Tokyo 1970, Geneva 1973, Bruxelles 1974 v.v…

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất mà ngài là một thành viên đã tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng 8 tổ chức, giáo hội, hệ phái khác. Tuy nhiên, Ngài cùng một số vị khác không tham gia vào Giáo hội mới.

Tháng 10/2003, một số Tăng Ni hải ngoại họp tại Tu viện Quảng Đức (Australia) suy tôn Ngài vào vị trí Đệ tứ Tăng thống của GHPGVNTN mới - Giáo hội này hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Tháng 3 năm 2003, Ngài ra Hà Nội chữa bệnh. Trong thời gian dưỡng bệnh tại Hà Nội, Ngài tiếp xúc với ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải và nhiều vị đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đó Ngài đã đi thăm nhiều chùa ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

Sinh thời, HT.Thích Huyền Quang đã dịch và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: – Thiền môn chánh độ; – Sư Tăng và thế nhơn; – Nghi cúng chư Tổ và chư vị cao tăng; – Đạo tràng công văn tân soạn ; – Thiếu thất lục môn; – Phật pháp hàm thụ, v.v…

Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã dịch và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như:

- Thiền Môn Chánh Độ;
- Sư tăng và Thế nhơn ;
- Nghi cúng chư Tổ và Chư vị Cao Tăng;
- Đạo Tràng Công Văn Tân Soạn ;
- Thiếu Thất Lục Môn ;
- Phật Pháp Hàm Thụ, v,v.

Phần lớn những tác phẩm và dịch phẩm này chưa được xuất bản và môt số khác bị thất lạc.

Trước khi viên tịch, Ngài tu hành tại chùa Nguyên Thiều ở Bình Ðịnh, trước đó tại chùa Quang Phước ở Quảng Ngãi (1982-1994), chùa Hội Phước ở Quảng Ngãi (1994-2003).



Có phản hồi đến “Đôi Dòng Về Cố Đại Lão HT Thích Huyền Quang”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com