Mục Lục

Thời Đường là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Phật giáo cổ đại Trung Quốc. Vào thời kỳ này, quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo đã hoàn thành. Các tông phái Phật giáo mang mầu sắc Trung Quốc liên tục ra đời, Phật giáo bắt đầu truyền bá và phát triển ra nước ngoài và các khu vực khác. Cùng thời gian này, cúng giàng và sùng bái (tế lễ) Xá lợi Phật đã trở thành một mặt quan trọng trong đời sống của các vị thống trị cao nhất Vương triều Đương và có các Hoàng Đế chủ động dấy lên cao trào đã giúp cho sự phát triển của Phật giáo và tôn sùng Phật giáo ở thời Đường càng thể hiện rõ tính phổ cập và tính xã hội.

Cúng giàng và lễ bái Xá lợi Phật là một truyền thống hình thành từ thời kỳ đầu của Phật giáo. Theo tương truyền, Thích Ca Khâu Ni sau khi tịch diệt và được hoả thiêu thì có tín đồ Phật giáo của 8 nước đều xin Xá lợi Phật, sau đó mỗi nước đều được chia một phần Xá lợi. Sau khi đem Xá lợi về nước, họ xây tháp để Xá lợi vào đó rồi tiến hành cúng dàng (cúng tế). Ngoài ra, còn có người mang bình đựng Xá lợi Phật, tro sau khi hoả thiêu Thích Ca Khâu Ni còn sống như tóc, móng tay cũng xây tháp cất vào rồi tiến hành cúng tế. Sau khi Phật giáo đại thừa được phát triển, việc cúng tế Xá lợi Phật lại phát triển thêm rất nhiều thuyết. 

Trong đó thuyết gây ảnh hưởng lớn nhất là ở phần ghi chép trong hai bộ "Kinh A Dục Vương" và Vương hoằng pháp, ngài đã từng cử người đến những nơi có liên quan để đào tìm Xá lợi Phật được chôn dưới móng tháp Xá lợi Phật năm xưa. Sau khi thu được một số lượng lớn Xá lợi Phật, A Dục Vương liền dùng thần lực sai khiến các quỷ thần đi các nơi phân phát Xá lợi Phật, họ đã xây được tất cả 84000 ngôi Bảo tháp để cúng giường (cúng tế) Xá lợi Phật. Hai bộ "Kinh A Dục Vương" và "Truyện A Dục Vương" được dịch ra Hán văn có lẽ là thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều. 

Do đó sau thời kỳ Tây Tấn (năm 265 - 316 sau Công nguyên), các tín đồ Phật giáo Trung Quốc dần dần tin thuyết về A Dục Vương sai các quỷ thần đi phân phát Xá lợi Phật và xây tháp thờ Xá lợi Phật là có thật, họ bắt đầu tìm kiếm di chỉ về chùa tháp A Dục Vương trên đất Trung Quốc. Vào thời Nam Bắc Triều (năm 420 - 581 sau Công nguyên) có tăng sĩ nói rằng phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở thành phố Lâm Tri. Cũng có vị tăng nói rằng, phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở vùng Bồ Bản tỉnh Sơn Tây. Còn có người nói rằng, ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam cũng có di chỉ chùa tháp A Dục Vương...


Như phần trên đã nói, Tuy Văn Đế Dương Kiên đã từng cho xây dựng nhiều tháp Xá Lợi Phật ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, ở chùa Phượng Tuyền huyện Phượng Tuyền hơn 10 km về phía Đông nam có chùa Thành Thực. Trong chùa này có một tháp cổ, theo tương truyền đây là ngôi tháp do A Dục Vương ra lệnh xây dựng. Cuồi thời Tuỳ, chùa Thành Thực đổi tên thành chùa Bảo Sương. Từ đó có thể thấy rằng: khi nhà Tuỳ cho xây dựng các tháp Xá lợi, bởi vì chùa Thành Thực ở Phu Phong (tức chùa Bảo Sương) đã có sẵn một ngôi tháp cổ (tức tháp A Dục Vương) nên đã không xây thêm một tháp nữa ở chùa này. Nhưng trong lòng người lúc bấy giờ, tháp Xá lợi Phật ở chùa Bảo Sương (tức chùa Thành Thực) ở Phu Phong là do A Dục Vương sai quỷ thần xây dựng.

 Ở chùa Bảo Sương tuy rằng không xây thêm tháp chứa Xá lợi Phật nhưng cũng tham gia vào các hoạt động thờ cúng Xá lợi Phật do Tuỳ Văn Đế phát động. Theo ghi chép để lại, trong các hoạt động lần này, ngôi chùa này cũng đã vẽ một bức Thiểm Châu thuỵ tướng (tướng mạo tốt đẹp) treo ở Phật đường, ý muốn nói rằng, ở đây cũng đã xuất hiện một vật cát tường (tốt đẹp) như Xá lợi Phật. Vào năm Nghĩa Ninh thứ 2 (năm 681 sau Công nguyên, vào tháng 5 năm này, Lý Uyên lập nên nhà Đường), một tăng sĩ chùa Bảo Sương tên là Phổ Hiền thương xót trước cảnh ngôi chùa này sắp hỏng hoàn toàn, liền dâng biểu lên Triều Đình xin giúp đỡ xây dựng lại. Bức biểu này được Lý Uyên (lúc đó là Đường Quốc Công và là Thừa Tướng) xem và duyệt.

 Thừa tướng Lý Uyên đề nghị hoà thượng Phổ Hiền đổi tên chùa Bảo Dương thành chùa Pháp Môn, đồng thời cũng an ủi làm vừa lòng tăng sĩ Phổ Hiền. Vào năm đầu tiên của nhà Đường, trong cuốn "Phá Tà Luận", hoà thượng Pháp Lâm đã nói rằng: "Phật đã qua đời, các đệ tử của Phật đã lấy gỗ thơm thiêu nhục thân Phật, linh cốt đã tan vụn, hòn to hòn nhỏ như gạo, màu sắc đỏ, trắng, đập thì không bị sứt mẻ, vỡ, thiêu đốt cũng không thể thành tro, viên nào cũng phát ra tia sáng lạ kỳ. 

Hơn 100 năm sau ngày Phật diệt độ, có A Dục Vương dùng thần lực phân phát Xá lợi Phật đi các nơi, sai khiến quỷ thần xây dựng 84000 tháp chứa Xá lợi Phật. Ngày nay ở một số nơi như Lạc Dương, Bành Thành, Phu Phong, Lâm Tri đều có tháp chứa Xá lợi đồng thời rất có sức thần kỳ". Thuyết này của hoà thượng Pháp Lâm đã chứng minh rằng, vào đầu thời Đường, truyền thuyết về A Dục Vương phân phát Xá lợi Phật đã lưu hành rộng rãi, mà tháp ở chùa Pháp Môn huyện Phu Phong là một ví dụ. Đa số nhân dân đều tin tưởng rằng, trong ngôi tháp đó có chứa Xá lợi Phật.

Do có chuyện Lý Uyên đổi tên chùa Bảo Sương thành chùa Pháp Môn và mọi người tin rằng dưới móng Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi Phật, nên trong con mắt những người thống trị của Vương Triều Đường, chùa Pháp Môn chiếm một vị trí quan trọng. Đầu thời Đường, Lý Thế Dân (lúc bấy giờ là Tần Vương) khi dẫn quân đi qua chùa Pháp Môn đã từng độ (làm lễ xuất gia) cho 80 tăng sĩ ở chùa này. Ông còn tấu lên Đường Cao Tổ Lý Uyên điều tang sĩ Huệ Nghiệp (trước kia tu ở chùa Pháp Môn, nay đang phải làm tạp vụ ở chùa Phượng Tuyền) trở về chùa Pháp Môn làm trụ trì. Điều này đã giúp cho chùa Pháp Môn phát triển một cách độc lập. 

Suốt thời Đường, chùa Pháp Môn tuy không nằm ở Lưỡng Kinh, càng không phải là trung tâm dịch kinh Phật và trung tâm Phật học nhưng lại có một địa vị tôn giáo rất đặc biệt. Dở dĩ được như vậy là vì nó là trung tâm cúng tế và cúng giàng Xá lợi Phật của Vương Triều Đường, và cũng có thể nói rằng đó là tự viện Cung Đình của Vương Triều Đường. Chùa Pháp Môn cũng có mối liên quan với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo thời nhà Đường, do đó cung điện ngầm dưới móng Châu Thần Bảo Tháp của chùa cũng đã từng 7 lần được mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã từng 7 lần được mở mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã 6 lần được đưa đến lưỡng Kinh. Mỗi lần như vậy đều được đích thân Hoàng Đế của Vương Triều Đường dẫn đầu đoàn rước, đoàn rước gồm các quan lại và dân chúng đánh trống đánh chiêng, quang cảnh rầm rộ rất hiếm thấy. Về chuyện này, các sách sử ghi chép rất nhiều, có khen có che.

Vào năm Thịnh Quán thứ 5 (năm 631 sau Công nguyên) đời Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quan Thích Sử của Kỳ Châu tên là Trương Đức Lượng đến chùa Pháp Môn tham bái (học hỏi) Phật Pháp, nhưng ông chỉ thấy ngôi chùa này còn lại một đống tro tàn sau khi bị cháy vào đầu thời Đường. Là một người am hiểu Phật pháp và trung thành với Phật giáo. Ông không đành lòng để chùa Pháp Môn trở nên hoang phế như vậy; thế là ông liền tấu lên Đường Thái Tông Lý Thế Dân, xin trùng tu lại điện đường và gia cố lại ngôi tháp. Trong bản tấu đó ông nói rằng: "Tương truyền rằng, tháp cổ ở chùa Pháp Môn 30 năm mở một lần, mang Xá lợi Phật ra cho chúng tăng và các tín đồ tín ngưỡng. 

Bây giờ nếu như mở Bảo Tháp, sợ rằng mọi người sẽ tụ tập đông đảo chen nhau xem gây mất trật tự, do đó thần không dám tự tiện mở ra, xin Thái Tông quyết định". Sau khi đọc bản tấu đó, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đồng ý trùng tu lại chùa Pháp Môn và đồng ý cho mở cửa cung điện ngầm của Bảo Tháp. Dưới sự điều khiển của Trương Đức Lượng, cung điện ngầm dưới Bảo Tháp chùa Pháp Môn được mở ra và đây cũng là lần mở đầu tiên của nhà Đường. Theo ghi chép ở một số sách có liên quan thì cung điện ngầm sau hơn một trượng (quãng 3.5m), trong có 2 tấm bia khắc vào thời Chu và thời Nguỵ nhưng đã hỏng. Trong cung điện ngầm thu được một đốt Xá lợi xương ngón tay Phật Thích Ca Mâu Ni. Mang Xá lợi này ra cho tăng chúng và các tín đồ thoả sức chiêm bái, hàng nghìn, hàng vạn người cùng chiêm bái một lúc, bầu không khí náo nhiệt vô cùng. 

Tương truyền rằng, hồi đó có một người bị mù đã lâu, cố mở to mắt để nhìn Xá lợi Phật, bỗng nhiên 2 mắt sáng trở lại. Sau khi tin này được truyền đến kinh thành Trường An, từ các phường, ấp nội ngoại thành người tư ùn ùn kéo nhau đến chùa Pháp Môn chiêm ngưỡng Xá lợi ngón tay Phật, tất cả đến hàng vạn người. Theo ghi chép, hồi đó có một số người sau khi chiêm ngưỡng Xá lợi Phật họ có cảm giác khác nhau. Có người nói rằng nó màu xanh lục, một màu xanh rờn phóng ra bốn phía. Có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy hình thượng Thích Ca Mâu Ni, có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy Bồ Tát Thánh Tăng. 

Cũng có nhiều người nói rằng họ chẳng nhìn thấy gì. Hỏi ngọn ngành mới biết rằng, những người đó đã tạo nhiều nghiệp ác, do làm nhiều điều ác nên có nhìn thấy Xá lợi Phật thì cũng chẳng thấy gì. Trong các hoạt động của lần tổ chức chiêm ngưỡng Xá lợi Phật này, có một số tín đồ đã tự đốt tóc của mình. hoặc có người coi ngón tay mình như nến, bấc đèn mà đốt lên, gọi là "thiêu ngón tay" để biểu thị sự thành tâm của mình. Mở cửa cung điện ngầm Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn lần này không rước Xá lợi Phật đi xa, mà chỉ để tại chùa cho mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái. Cùng với hoàn thành việc trùng tu điện đường và Bảo tháp chùa Pháp Môn thì Xá lợi ngón tay Phật cũng được trở lại an vị trong cung điện ngầm của Bảo Tháp.

Vào năm Hiển Khánh thứ 4 (năm 659 sau Công nguyên) hai tăng sĩ là Trí Tông và Hoằng Tịnh vào cung theo lời mời của Đường Cao Tông. Họ cùng với Đường Cao Tông bàn về chuyện chiếc tháp do A Dục Vương xây dựng. Đường Cao Tông nói với họ: "Có phải là A Dục Vương đã sai khiến các quỷ thần xây chiếc tháp chứa Xá lợi Phật đó? Nếu đúng là A Dục Vương, ngài còn xây chiếc nào gần đấy không? Nếu như gần đó còn tháp như thế, vậy thì đó cũng là một trong 84000 chiếc!" Ngài Trí Tông đáp lại rằng: "Việc A Dục Vương cho xây tháp chứa Xá lợi Phật, lời sử sách không bao giờ sai, việc này là có thật. Vào đầu những năm Trịnh Quán cho mở cung điện ngầm tháp Xá lợi Phật chùa Pháp Môn ở Kỳ Châu đã chứng minh điều này. 

Theo truyền thuyết thì tháp Xá lợi 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần. Bây giờ đã đủ 30 năm rồi, xin bệ hạ cho mở ra, ban nhân duyên thiện hữu cho mọi người". Sau khi nghe trình tấu như vậy, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh giao cho hai người là tăng sỹ Trí Tông và ông Vương Trương Tín đến ngay chùa Pháp Môn cúng giàng (cúng lễ) Xá lợi Phật. Sau khi đến chùa Pháp Môn, ngài Trí Tông liền vào ngay trong tháp, chuyên tâm tu hành khổ hạnh, mong cầu chất lượng sẽ có cảm ứng. Nhưng tu hành khổ hạnh đã lâu là chẳng thấy linh nghiệm gì. 

Sau đó ông lắp một bát hương lên bắp tay, suốt ngày thắp hương đến lúc tắt lịm, quyết tâm quyết chí tu hành. Bỗng nhiên từ dưới cung điện ngầm có tiếng "lách - tách" của cái gì đó đang nứt ra. Nhìn kỹ thì thấy từ dưới đó nhiều tia sáng rất đẹp đang tua tủa phát ra. Sáng sớm ngày hôm sau ngài thu được một viên Xá lợi to như hạt gạo, trong suốt. Tìm kiếm kỹ càng hơn, ngài lại nhặt được thêm 7 viên nữa. Đặt tất cả vào trong một cái đĩa, chúng phóng ra những tia sáng long lanh đến loá mắt. Ngài Trí Tông lập tức tấu thỉnh chuyện này với Đường Cao Tông. Đường Cao Tông lập tức sau ng mang đến đó 3000 xấp vải lụa, đồng thời cử người giám sát tạc một bức tượng A Dục Vương cao to như mình, ra lệnh cho tu bổ tháp Xá lợi chùa Pháp Môn. Sau khi làm những việc này mới thu được Xá lợi ngón tay Phật ở trong tháp. 

Viên xá lợi này dài 2 thốn (6,5cm), bên trong có lỗ hình vuông, ngoài miệng lõ hình tròn. Bên trong bên ngoài đều trong suốt. Đút ngón tay trỏ vào, nó vừa khớp ngón tay. Mầu sắc của viên xá lợi ngón tay này thay đổi luôn luôn, không có mầu cố định. Sau khi thu được viên xá lợi ngón tay này, Đường Cao Tông liền ban lệnh mang chúng về Trường An. Lúc đó, trong nội và ngoại thành kinh ấp, các tăng sỹ và tín đồ Phật giáo nối đuôi nhau dài 200 dặm (100km) thay nhau nâng niu Đức Phật. Lúc đầu Xá lợi xương ngón tay Phật được đặt ở Trường An để mọi người đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Vào tháng 3 năm sau, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh mang Xá lợi Phật về đông đô Lạc Dương, đặt trong cung của đông đô để thờ cúng. Lúc đó, viên xá lợi ngón tay Phật được đặt trong một hũ đá.

 Nhưng một vị hoà thượng tên là Đạo Tuyên đề nghị rằng, Xá lợi Phật không nên đặt trong một vật nhỏ bé như vậy. Đường Cao Tông liền cho áp dụng cách khâm liệm của truyền thống Trung Quốc, tức là ông cho làm một quan tài bằng vàng được trạm trổ tinh vi, lại làm thêm một cách quách cũng được trạm trổ tinh vi. Xá lợi Phật được đặt trong một hòm báu có 9 lớp như vậy. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng cúng giàng màn the áo gấm của mình để bọc Xá lợi. Đến tháng 2 năm thứ của Long Sóc (năm 662 sau Công nguyên), Đường Cao Tông mới yêu cầu ngài Trí Tông và một số người khác mang Xá lợi ngón tay Phật trả lại chùa Pháp Môn. Trên đường đưa Xá lợi Phật trở lại chùa Pháp Môn cũng náo nhiệt vô cùng. Cuối cùng, đông đảo các tăng sỹ và các quan lại tổ chức một nghi lễ long trọng đưa Xá lợi Phật nhập vào cung điện ngầm đá dưới chân Bảo Tháp. Lần rước Xá lợi xương tay Phật này cách lần trước 30 năm, gây ảnh hưởng tương đối lớn.

Vào mùa đông năm Trường An thứ 4 của Võ Chu (năm 704 sau Công nguyên tại đạo tràng trong nội cung, hoà thượng Pháp Tạng (người sáng lập ra Hoa Nghiêm Tông của Phật giáo) đã nói cho Võ Tắc Thiên biết về Xá lợi Phật ở chùa Pháp Môn là do có câu chuyện A Dục Vương sai quỷ xây tháp. Sau đó Võ Tắc Thiên liền sai quan Phượng Các Thị Lang là Thôi Huyền Vi và hoà thượng Pháp Tạng cùng 1000 người đến chùa Pháp Môn rước xương Phật. Vào cuối năm này, xương Phật được đưa về chùa Sùng Phúc tại Trường an. Tháng Giêng năm sau (năm 705), xương Phật lại được rước về đông đô Lạc Dương. Võ Tắc Thiên liền ra sắc lệnh cho những người từ Vương Công trở xuống, những người cận sự (làm việc) trong thành Lạc Dương đều phải giỏi việc tổ chức xắp xếp phướn, chướng, lọng, lệnh cho quan Thái thượng phải tổ chức tấu nhạc nghênh đón, đặt xương tay Phật tại Minh Đường ở Đông Đô, đồng thời còn lấy túi gấm làm cái đệm - Võ Tắc Thiên và Thái tử (Lý Hiển, sau này là Đường Trung Tông) cùng quỳ lễ, đồng thời yêu cầu hoà thượng Pháp Tạng cầu điều lành cho mọi người.

 Lần này, Xá lợi xương tay Phật để trong Minh Đường ở Đông Đô kéo dài đến 3 năm. Sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, vào năm Cảnh Long thứ 2 ông liền ra sắc lệnh cho tăng sỹ Văn Cương cùng một số người mang Xá lợi Phật trả lại chùa Pháp Môn. Vào năm Cảnh Long thứ 4 (năm 710 sau Công nguyên), Đường Trung Tông cùng Vị Hoàng Hậu chuẩn bị tổ chức một lễ rước Xá lợi ngón tay Phật nữa, nhưng cung điện ngầm dưới chân Bảo Tháp cứ mỗi lần sắp mở ra thì trời đất lại có những dấu hiệu bất thường. hoặc là có những vật khói bay trên trời, núi sông rung chuyển, hoặc là sấm chớp đùng đùng, long trời lở đất. Do đó họ mới từ bỏ ý định rước Xá lợi Phật. Nhưng để tỏ lòng kính trọng chùa Pháp Môn, Đường Trung Tông đã ra sắc lệnh đổi tên chùa Pháp Môn thành chùa Thánh Triều Vô Ưu Vương (Vô Ưu Vương tức là A Dục Vương). Đồng thời ông cũng đặt tên cho tháp trong chùa là "Đại Thánh Chân Thân Bảo Tháp", độ 49 tăng sĩ của ngôi chùa này.


Tháng năm năm đầu tiên của Thượng Nguyên Đường Túc Tông (năm 760 sau Công nguyên), Đường Túc Tông ra sắc lệnh yêu cầu những người như tăng sỹ Pháp Trừng, quan Trung Sứ là Tống Hợp Lễ, Phượng Tường Phủ Doãn là Thôi Quang Viễn đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật đồng thời ngày đêm tu hành khổ hạnh để cầu phúc duyên. Ông ta còn tặng cho những tăng sỹ ở chùa Vô Ưu Vương nhiều thứ như tượng Phật, đồ dùng bằng vàng, bạc và áo cá sa có đính vàng. Hồi đó, tham gia chiêm ngưỡng và lễ bái Xá lợi Phật có đến hàng chục vạn tăng sỹ và Phật tử, trong đó có cả hoạn quan của nội cung.

Vào mùa xuân năm thứ 6 của Trinh Nguyên Đường Đức Tông (năm 790 sau Công nguyên) ông ban lệnh rước Xá lợi ngón tay Phật từ chùa Vô Ưu Vương về Hoàng Cung; đồng thời rước đến các chùa. Các tăng ni và tín đồ từ các nơi đổ dòn về kinh đô chiêm bái rất đông, họ bố trí đến hàng vạn đồng. Vào tháng 2 năm ấy, Đường Đức Tông lại ban chiếu yêu cầu quan Trung Sứ Tống Hợp Lễ và một số người khác khâm liệm Xá lợi Phật, đặt vào chỗ cũ.

Vào tháng 12 năm thứ 13 của Nguyên Hoà Đường Hiếu Tông, những người làm công đức cử đại diện dâng thư lên Hoàng Đế nói rằng: "Trong Chân Thân Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi một đốt xương ngón tay Phật. Theo tương truyền thì 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần, mang Xá lợi ra rước đi để mọi người chiêm ngưỡng. Mỗi lần mang ra là dân lại được bình an, kéo dài tuổi thọ. Sang năm là đến kỳ hạn mở cửa hầm mang Xá lợi ra. Xin Hoàng Thượng ban chiếu chỉ rước Xá lợi Phật". Thế là Đường Hiếu Tông liền cử hoạn quan Đỗ Anh Kỳ dẫn 30 ngày trong cung đến chùa Pháp Môn xin rước Xá lợi Phật. Vào tháng giêng năm sau (năm Nguyên Hoà thứ 14, năm 819 sau Công nguyên), hoạn quan Đỗ Anh Kỳ cùng một số người mang hương và hoa đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật về kinh đô. Trước tiên nó được đưa vào Hoàng Cung cúng giàng 3 ngày. Sau đó nó được đưa đến các chùa ở kinh sư (kinh đô) Trường An để cho các tăng ni và các tín đồ Phạt giáo lễ bái. Lần rước Xá lợi Phật này làm náo động toàn bộ thành Trường An. 

Các Vương Công kẻ sỹ nườm nượp đi báo tin cho nhau. Họ cùng rủ nhau đến lễ bái và bố trí cúng giàng. Họ tranh nhau làm việc ấy, ai cũng lo mình không đến lượt. Có người dốc hết tiền bạc ra cúng giàng, có người cắt tay xẻ thịt ra để cúng giàng, để mong được Thích Ca Mâu Ni phù hộ, che chở. Lòng thành kính của họ đã trở nên cuồng nhiệt. Chứng kiến tình trạng này, quan Thị Lang Bộ Hình tên là Hàn dũ cảm thấy vô cùng đau xót và tức giận, ông liền viết "Luận Phật Cốt Biểu" (hay còn gọi là "luận Phật Cốt Sớ", người đời sau còn gọi là "Gián Nghênh Phật Cốt Biểu") dâng lên Hoàng Đế. Ông Hàn dũ cho rằng: Phật giáo là thứ tôn giáo của kẻ mọi rợ, sau khi du nhập vào Trung Quốc làm cho Trung Quốc bị loạn liên miên. Từ thời Nam Bắc Triều trở lại đây, kẻ theo Phật giáo đều mất ngai vàng như chơi, những ai cúng giàng Phật để cầu phúc thì đều gặp tai hoạ, do đó không thể dễ dàng mà tin Phật giáo.

 Ông ta còn chỉ rõ: Phật (Thích Ca Mâu Ni) cũng là một kẻ mọi rợ, miệng không nói những lời của Tiên Vương, trên người không khoác bộ quần áo của Tiên Vương, không biết tình nghĩa Vu - tôi; không biết ân tình cha - con. Nếu như Phật còn sống, nên đón Phật đến thăm nước ta, đón lên Kinh sư vào trong triều, Hoàng Đế Bệ Hạ của chúng ta sẽ tổ chức lễ tiếp đón ở một bộ quần áo, cho vệ binh bảo vệ đưa phật về, không để Phật làm mê hoặc người Hoa Hạ (Trung Hoa) chúng ta.

 Nhưng nay Phật đã trở thành người thiên cổ, chỉ còn lại khúc xương khô, vậy thì làm sao có thể được phép ra vào cấm cung của Hoàng Cung! Bây giờ rước xương Phật vào kinh thành, không có thầy mo cúng tế, không dùng bùa yểm, Vua và tôi tớ không biết đó là điều phi lý, quan ngự sử không ghi lại chuyện này đó là tội lỗi, kẻ hạ thần này cảm thấy thật hổ thẹn!" Ông Hàn dũ còn nhấn mạnh thêm rằng: Việc rước xương Phật về kinh sư xin gác lại, giao xương đó cho quan Hữu Tư ném vào lửa chay vứt xuống sông xuồng hồ để cho nó mất hẳn tung tích, dứt mối nghi ngờ cho thiên hạ, loại bỏ mọi mê hoặc cho thế hệ sau.

Nhưng Đường Trung Tông là một người cực kỳ tôn sùng Phật giáo. Ngày thứ 2 sau khi rước xương Phật vào Hoàng Cung, ngài liền nói với hạ thần rằng, đêm qua chính mắt mình đã nhìn thấy xương Phật phát sáng. Các quan văn võ trong Triều sau khi nghe kể vậy, họ đều cúi đầu nói lời chúc mừng, đồng thời họ cũng tán thán rằng đây là Hồng phúc của Bệ hạ, là linh cảm của Thánh Đức, làm niềm vui lớn nhất. 

Duy chỉ có ông Hàn Du là không chúc mừng. Sau khi Đường Hiếu Tông xem "Luận Phật Cốt Biểu" ông liền tức giận quát Hàn dũ: "Khanh nói rằng trẫm tôn thờ" Phật thái quá thì còn có thể chấp nhận được, nhưng Khanh lại nói rằng từ sau khi tôn thờ Phật thì Thái tử đều chết yểu, ngai vàng thay đổi luôn luôn, như vậy là Khanh đã mỉa mai và nguyền rủa Trẫm! Hàn dũ, nhà ngươi là một kẻ bề tôi (29)mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo như vậy, ta quyết không tha". Nhân chuyện này, Đường Hiếu Tông định xử chém đầu Hàn dũ. Về sau có các quan viên trong Triều như ông Bùi Độ, Thôi Quần đứng ra xin, Đường Hiếu Tông mới miễn tội chém cho Hàn dũ nhưng giáng chức xuống làm quan Thích Sử ở Triều Châu, coi như xử phạt Hàn dũ (Triều Châu là tên gọi một phủ cũ ở huyện Triều An, tỉnh Quảng Đông). Trên đường xuống Triều Châu, khi đi qua Lam Quan, Hàn dũ đã làm một bài thơ khiến cho người đọc thấy sướng miệng, tức là bài "Tả Thiên Chí lam Quan Thị Điệt Tôn Tương".

Buổi sáng tâu Vu việc nước nhà

Tối đầy trào huyện tám nghìn xa

Muốn vì Triều Chính can điều lệ

Xá nghĩ thân khô tiếc tuổi già

Tần Lĩnh mây che mà chẳng thấy

Lam Quan tuyết phủ ngựa không qua

Biết vì thiện ý mày tìm đến

Bến mé sông Hàn nhặt xác ta

(Phan Thúc Dĩnh và Tương Nhi dịch)
Trong bài thơ này, nỗi đau khổ của tác giả là không thể diễn ta bằng lời. Năm Hàn Thông thứ 12 của Đường Ý Tông (năm 871 sau Công nguyên) có vị Thiền sư ở núi Cửu Long đã lập đàn dưới chân tháp chùa Pháp Môn, thu được Xá lợi ngón tay Phật. Vào tháng 3 năm Hàm Thông thứ 14, Đường Ý Tông cử quan chuyên lo việc cúng tế tên là Lý Phụng Kiến cùng với vài vị tăng đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi ngón tay Phật. Khi đó có rất nhiều Đại thân can ngăn, có người nhắc lại chuyện Đường Hiếu Tông rước xương Phật chẳng bao lâu sau liền quy tiên. Nhưng ý định rước xương Phật của Đường Ý Tông là không thay đổi, ông nói với triều thần "Trẫm khi sống được chiêm ngưỡng Xá lợi Phật chết cũng hả lòng". Thế là, ông cho người xây dựng thêm chùa thờ Phật làm trướng báu, kiệu bát hương, phướn hoa, lọng để rước xương Phật. 

Từ Trường An đến chùa Pháp Môn dài đến 300 hơn dặm (150 km) người ngựa nườm nượp đi suốt ngày đêm. Ngày 8 tháng tư là ngày Phật Đản, đoàn rước Xá lợi Phật về đến Trường An. Đội nhạc của Cấm Vệ Quân và của nhân dân cùng tấu lên rộn rã, tiếng nhạc vang xa hàng chục dặm (5 km). Đội quân Danh dự còn đông hơn cả đội quân Danh dự trong các buổi lễ tế trời do đích thân Hoàng Đế phong kiến cử hành. Đồng thời các nhà giầu còn làm nhà lầu son gác tía và mở hội Vô Giá ở hai bên đường, linh đình thịnh soạn vô cùng. Đích thân Đường Ý Tông lên cầu an phúc đảnh lễ bái lạy, cảm động rơi nước mắt. Khắp nơi người cõng cha cõng mẹ, bồng bế con cái đến lễ bái, họ đều ăn chay để cầu phúc báo. Lúc đó có một người lính liền cắt cánh tay trái trước Xá lợi Phật, tay phải cầm cánh tay trái, vừa bước đi vừa lễ bái, máu chảy tuôn ròng xuống dưới đất. Lại có một vị tăng lấy cỏ ngải (một loại cỏ thơm) đặt lên trên đầu rồi châm lửa đốt, cho đó là "luyện đỉnh". 

Khi đốt cỏ ngải trên đỉnh đầu, họ nóng rát không chịu nổi, nằm vật xuống đường kêu la ầm ĩ. Họ sứt đầu mẻ trán, cứ chỉ như kẻ điên dại. Còn những người quỳ gối đi, bò bằng khuỷ tay, cắn tay, cắt tóc thì nhiều không đếm xuể. Xá lợi Phật được rước về Hoàng Cung trong bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt như vậy. Trong Hoàng Cung cũng trang trí những thứ như trướng vẽ hoa đính bằng vàng, giường ấm và thoáng, chiếu có rồng và ký lân đệm bằng lông phượng để đặt Xá lợi Phật vào đó. Lại đốt hương bằng tuỷ ngọc, làm sữa bằng Quỳnh Cao (một loại ngọc rất quý) để biểu thị lòng chân thành. 

Sau khi được đặt trong Hoàng Cung để cúng giàng 3 ngày, Xá lợi Phật được đưa đến chùa Sùng Hoá ở An Quốc để tăng chúng lễ bái và chiêm ngưỡng. Từ Tể Tướng đến dân thường thi nhau cúng giàng vàng bạc gấm vóc, nhiều không kể hết. Vào tháng 7 năm nay, Đường Ý Tông băng hà, Đường Hy Tông kế vị. Tháng 12 năm đó, Đường Hy Tông ban chiếu lệnh mang Xá lợi trả lại chùa Pháp Môn. Lúc rước Xá lợi trở về chùa Pháp Môn, già trẻ gái trai trong kinh thành đứng chật hai bên đường tiễn biệt. Họ chắp tay lại cùng nhau hô lớn "60 năm mới rước chân thân một lần, không biết lúc nào mới lại được thấy đây!..." Họ cúi đầu vái lạy Xá lợi Phật, nước mắt tuôn trào.

Lần rước Xá lợi là cao trào mạnh nhất trong các lần cúng giàng và chiêm ngưỡng Xá lợi Phật của nhà Đường và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Xá lợi Phật này chỉ ngoài các quý tộc của Hoàng Gia, quan lại, nhân dân trăm họ và các cao tăng đại đức ra, còn có một số vị tăng Nhật Bản lưu học trên đất nhà Đường và một số sa môn miền Trung Ấn Độ. Nhờ có các vị tăng này về sau kể lại mà chuyện rước Xá lợi xương tay Phật ở chùa Pháp Môn lần đó được lan truyền ra nước ngoài. Vào thời Đường, một lần mở cửa hầm, sáu lần rước Xá lợi Phật của chùa Pháp Môn kể trên đã chứng minh một điều rằng, toàn bộ tăng sỹ và tín đồ Phật giáo thời Đường mà đứng đầu là các Hoàng Đế đều coi Xá lợi xương tay Phật ở chùa Pháp Môn là Chân Thân của Thích Ca Mâu Ni.

 Ba mươi năm mở cửa hầm rước Xá lợi Phật một lần là nhằm cầu chúc cho Vua được sống lâu, xã tắc yên vui mãi mãi. Về ý nghĩa này cũng đã chứng minh một điều là, tín ngưỡng đối với Phật giáo lúc bấy giờ, nhất là trong tín ngưỡng đối với Phật, thì mọi người đã coi Phật như Thượng Đế trong tôn giáo có tính truyền thống của Trung Quốc. Họ cho rằng các vị ấy cũng có nhiều điểm chung hoặc giống nhau về mặt thần uy. Ngoài ra, mỗi lần tổ chức nghi thức rước và cúng giàng Xá lợi Phật thì cũng giống như nghi thức tế trời truyền thống của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy rằng, tín ngưỡng Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ được Trung Quốc hoá hoàn toàn, mà nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tôn giáo truyền thống của Trung Quốc.

Từ sau thời Đường, chùa Pháp Môn được sự chú ý và coi trọng của các Đế Vương phong kiến. Thời Ngũ Đại, Tần Vương Lý Mậu Trinh sùng tín Phật giáo, tổ chức tu sửa lại gần như hoàn toàn chùa Pháp Môn và cho khắc một tấm bia để lại có chữ "Tần Vương Trùng Tu Chân Thân Bảo Tháp". Thời Bắc Tống, Tống Huy Tông cũng tự tay viết bốn chữ "Hoàng Đế Phật Quốc", treo ở cổng chùa Pháp Môn. Kim Chương Tông cũng khắc thơ ở chùa Pháp Môn, ca ngợi Châu Thân Bảo Tháp ở đây. Vào thời Minh Thanh, các Đế Vương phong kiến cũng đã nhiều lần ra sắc lệnh tu sửa và mở rộng chùa Pháp Môn. Nhưng từ thời Dân Quốc (1912) trở đi, chùa Pháp Môn cũng phải đi qua chiến tranh loạn lạc, chùa Tháp trở thành nơi hoang vu. Sau giải phóng (1949), Đảng và Chính phủ đã nhiều lần giành những khoản tiền lớn trùng tu chùa Pháp Môn, dần dần phục hồi dáng vẻ ban đầu.


Năm 1981, một bên của Chân Thân Bảo Tháp bị sụp đổ, sau đó một tổ điều tra liên hợp gồm các cơ quan hữu quan và giới học thuật đã được thành lập, họ đã tiến hành thu nhặt, phân loại những kinh Phật, tượng Phật cất ở Chân Thân Bảo Tháp. Năm 1987, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thiểm Tây quyết định trùng tu Chân Thân Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn. Cùng với việc trùng tu, các nhà khảo cổ cũng tiến hành khai quật khảo cổ đối với cung điện ngầm dưới chân bảo tháp.

 Dưới cung điện ngầm, họ đã tìm được hơn 120 dụng cụ thờ cúng bằng vàng sáng lóng lánh, hơn 700 mảnh lụa dệt nhiều màu sắc rực rỡ, khoảng 160 dụng cụ đồ sứ đời Đường rất quý hiếm, 17 thứ bằng pha lê trong suốt sáng long lanh. Ngoài những thứ đó ra dưới cung điện ngầm còn có hai tấm bia đá ghi các dòng chữ như: "Đại Đường Hàm Thông Khải Tống Kỳ Dương Chân Thân Chí Văn" và "Giám Tống Chân Thân Sử Tuỳ Chân Thân Cúng Giàng Đạo Cụ Cập Kim Ngân Bảo Khí Y Vật Chướng". Tấm bia thứ nhất ghi lịch trình ở và tình hình rước Xá lợi Phật đời Đường Ý Tông. Tấm bia thứ hai ghi tên, số lượng những thứ đó. Cả hai cái bia này đều cực kỳ có giá trị về mặt sử liệu. Nhưng hiện vật quý báu nhất phát hiện được ở dưới hầm ngầm Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn là sự tái hiện của Xá lợi ngón tay Phật. Đem trưng bày những hiện vật kể trên cùng với Xá lợi Phật cho người chiêm ngưỡng giống như cho nhân dân thấy lại quang cảnh lịch sử cúng giàng và tế lễ Xá lợi Phật ở thời Đường

Vương Chi Bình




Có phản hồi đến “12. Chùa Pháp Môn Cất Giữ Xá Lợi - Các Vua Đường Bảy Lần Rước Xương Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com