Washington D.C, USA – Trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hôm thứ ba vừa qua, lần đầu tiên đã mang hai ứng cử viên về tôn giáo thắng cuộc trong chính trường của Mỹ: một phật tử trở thành thượng nghị sĩ và một người Ấn Độ Giáo trở thành hạ nghị sĩ. Cả hai đều từ Hawaii và tham gia vào quốc hội Mỹ.

Ứng viên đảng dân chủ là Mazie Hirono đã đánh bại cựu thống đốc Linda Lingle để trở thành Phật tử đầu tiên trong thượng viện. Ứng cử viên đảng dân chủ Tulsi Gabbard đã đánh bại Kawika Crowley của đảng cộng hòa để trở thành người Ấn Độ Giáo đầu tiên vào quốc hội.

Kết quả này được những Phật tử và tín đồ của Ấn Độ Giáo người Mỹ chúc mừng nồng nhiệt vì cả hai tôn giáo đều có một điểm chung về lịch sử là có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại.

“Đây là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng tôn giáo được quốc gia chấp nhận.” Anju Bhargava, sáng lập hội từ thiện Ấn Độ Giáo ở Mỹ cho biết .”Tất cả đều về việc thêm vào và chấp nhận. Cảm giác niềm tin và người của tôn giáo mình được chấp nhận. Cuối cùng, chính trị phải đi xuống để ảnh hưởng đến tôi hay làm thế nào để tôi được thêm vào?” Điều này sẽ vô cùng có ý nghĩa với những thế hệ của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo sau này.”

Hirono, được sinh ra ở Nhật, thực tập theo truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông. Bà được bầu cử lần đầu tiên vào quốc hội năm 2007 để đại diện cho quận 2 ở Hawaii, chiếc ghế mà Gabbard đã thắng cử vào hôm thứ ba. Trước đó, bà Hirono đã phục vụ 14 năm trong cơ quan lập pháp của tiểu bang Hawaii và chuyên trách toàn quyền với thống đốc tiểu bang trong tám năm. Bà cũng là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Á Châu đầu tiên và là thượng nghị sĩ đầu tiên sinh ra ở Nhật Bản.

“Dĩ nhiên là tôi tin và những giới luật của nhà Phật và sự chấp nhận các tôn giáo khác, sự khoan dung và trung thực.” Bà đã nói như vậy khi bà lần đầu tiên tham gia vào quốc hội.

Phật giáo, bao gồm rất tông phái là một trong những tôn giáo lớn nhất ở Mỹ nhưng số liệu thống kê thay đổi nên chưa rõ có bao nhiêu Phật tử sinh sống ở Mỹ. Các cuộc thăm dò ướt tính có khoảng 1.5 triệu đến 3 triệu Phật tử ở Mỹ.

Cô Gabbard, 31 tuổi, sinh ra trong một gia đình Samoa của Mỹ và được nuôi dưỡng bởi cha người Thiên Chúa Giáo và mẹ là người Ấn Độ Giáo. Cô đã di chuyển đến Hawaii khi được hai tuổi và vào năm 2002, cô tham gia vào cơ quan lập pháp của tiểu bang Hawaii khi mới 21 tuổi. Cô đã phục vụ trong lực lượng quân đội quốc gia Hawaii vào năm tiếp theo và vào năm 2004 cô đến Banghdad để trở thành một chuyên gia giải phẩu y khoa. Vào năm 2008, cô đã được điều động đến Kuwait để làm việc với các học viên chống khủng bố quốc gia.

Gabbard đã đón nhận niềm tin của mình sau khi mẹ cô bắt đầu thực tập khi cô còn nhỏ. Người phụ nữ được chọn vào quốc hội với tên gọi liên hệ đến một loại cây quý của người Ấn Độ Giáo theo tông phái Vaishnava của Ấn Độ Giáo, chú tâm vào đấng Vishnu tối cao và mười hóa thân đầu thai của Ngài. Cô dựa vào kinh Bhagavad như là kinh thánh của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo về Tôn Giáo trước kỳ bầu cử, Gabbard cho biết cô hy vọng sẽ trở thành chiếc cầu nối giữa văn hóa và quốc gia. “Hy vọng sự hiện diện trong quốc hội một người Mỹ diễn ra với người Ấn Độ Giáo sẽ tăng thêm sự hiểu biết của người Mỹ về Ấn Độ cũng như sự hiểu biết của người Ấn Độ với Mỹ.” Cô cho biết.

Cũng như phật giáo, cộng đồng Ấn Độ Giáo người Mỹ cũng thay đổi. Hầu hết là từ người Mỹ gốc Ấn Độ, người Ấn Độ Giáo ở Mỹ khoảng 600,000 đến 2.3 triệu người. Không như hầu hết những người Ấn Độ Giáo, Gabbard không phải có nguồn gốc là người Ấn. Cha cô là người Samoan và mẹ cô cải đạo theo Ấn Độ Giáo.

Hai người Mỹ gốc Ấn nổi tiếng thẳng cử khác là thống đốc Bobby Jindal của tiểu bang Louisiana, người được nuôi dưỡng theo Ấn Độ Giáo nhưng đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo và thống đốc Nikki Haley của tiểu bang South Carolina, người được nuôi dưỡng theo đạo Sikh nhưng đã cải đạo theo Cơ Đốc Giáo. Haley có cả hai lễ cưới theo Công Giáo và đạo Sikh và cho biết cô cũng tham gia những nghi lễ của đạo Sikh để bày tỏ lòng tôn trọng với văn hóa của gia đình.

Cả Hirono và Gabbard sẽ giúp tăng sự đa dạng trong quốc hội. Người Hồi Giáo đầu tiên tham dự thượng hay hạ nghị viện chính là Keith Ellision, được thắng cử lần đầu vào năm 2006 và được bầu cử trở lại cho nhiệm kỳ thứ tư vào hôm thứ ba vừa qua. Vào năm 2008, hạ nghị sĩ Andre Carson trở thành người Hồi Giáo thứ hai trúng cử vào quốc hội. Vào năm 2008, hạ nghị sĩ Hark Johnson, một phật tử khác đã trúng cử vào quốc hội và đã làm nên lịch sử khi ông và Hirono là những Phật tử đầu tiên được bầu cử vào quốc hội.

Hơn một thế kỷ trước, nhiều nhóm tôn giáo cũng đã dẫn đường đi vào quốc hội lần đầu tiên. Lewis Charles của đảng nguời Mỹ trở thành người Do Thái đầu tiên được vào quốc hội vào năm 1845 và là hạ nghị sĩ của tiểu bang Pennsylvania. Người theo đạo Mormon đầu tiên là John Milton Bernhisel vào quốc hội năm 1851 thuộc tiểu bang Utab. Người nghị sĩ duy nhất theo đạo Sikh, ứng cử viên đảng dân chủ Dalip Singh Saund của tiểu bang California đã trúng cử ba nhiệm kỳ bắt đầu vào năm 1957.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Huffington Post



Có phản hồi đến “Lần Đầu Tiên Trong Lịch Sử Bầu Cử Tổng Thống Ở Mỹ, Một Nữ Phật Tử Trở Thành Thượng Nghị Sĩ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com