Thimphu, Bhutan- Pháo hoa thắp sáng thủ đô Thimphu của Bhutan trong đêm 16/10 kết thúc ba ngày tổ chức lễ cưới đầy sắc màu của hoàng gia.

Trong khi quốc gia bé nhỏ này là nhà cho khoảng 700,000 người, lễ cưới của nhà vua trẻ Jigme Khesar Namgyel Wangchuckto, 31 tuổi cùng cùng cô sinh viên thường dân 21 tuổi, Jetsun Pema đã thu hút hơn 10 ngàn người đến thủ đô Thimphu. Một số người dân Bhutan phải đi bộ sáu ngày đường mới đến được địa điểm tổ chức lễ cưới.

Dự định lễ cưới ban đầu chỉ tổ chức khiêm tốn nhưng sự phấn khởi, vui mừng của công chúng làm cho đám cưới trở nên to lớn.

“Đức vua tin vào sự đơn giản và khiêm nhường.” Phát ngôn viên của văn phòng hoàng gia, Dorji Wangchuk cho tờ bá Times Online của Á Châu biết và yêu cầu chính phủ tổ chức “một đám cưới đơn giản và truyền thống.”

Thủ tướng Jigmi Yoser Thinley, người tổ chức cho lễ cưới hoàng gia, cho biết chính phủ đã sắp đặt “một lễ cưới đầy nghi thức Phật giáo” với kinh phí “rất hạn chế.

Cái lớn nhất trong lễ cưới chính là tấm thảm khổng lồ về vị thầy Padmasambhava, người đã mang Phật Giáo Mật Thừa đến các quốc gia trên dãy Hymalaya như Bhutan, Tây Tạng và các quốc gia lân cận từ thế kỷ thứ tám. Đây là sự đóng góp cá nhân của một nhà sư ở hải ngoại.

Tuy nhiên, hầu hết các gia đình, cửa hàng và văn phòng đều treo đèn trên mái nhà và trưng bày hình ảnh của đôi vợ chồng hoàng gia cũng như cờ tổ quốc khắp nơi và tất cả mọi người cùng đi ra khỏi nhà chúc mừng nên trông đám cưới như lễ hội Diwali ở Ấn Độ rất xa hoa.

Rất nhiều người Bhutan trong những trang phục truyền thống váy dài tới chân cho nam và váy dài tay cho nữ đã đến nơi tổ chức đám cưới nhiều giờ trước khi buổi lễ được cử hành. Đám đông tụ tập trên đường hy vọng sẽ thấy được hình ảnh của vua và hoàng hậu, một người vừa tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Anh và một người là con gái của một viên phi công.

Hơn một ngàn năm chế độ quân chủ diễn ra, lại bị bao quanh bởi Trung Hoa và Ấn Độ, đây là đám cưới hoàng gia đầu tiên thật sự được công khai. Khi vua cha Jigme Singye Wangchuck cưới bốn người chị vào năm 1979, hình thức khiếm có của quốc gia theo chế độ đa thê nhằm giữ tài sản về tay một gia đình, Bhutan chưa có truyền hình hay internet và nhiều vùng của quốc gia còn chưa có đường nối liền. Tivi và internet được mang vào những năm 1999 và hầu hết người dân Bhutan biết tin về đám cưới thông qua thông báo của của kênh truyền hình quốc gia Kuensel hàng ngày.

Tuy nhiên, vị vua trẻ được giáo dục từ trường đại học Oxford được xem như là “Nhà Vua của dân” hơn cha của mình, người thường được bảo vệ nghiêm ngặt và rất hiếm khi mỉm cười với công chúng. Khi lễ cưới chính thức diễn ra vào ngày 13/10 tại một pháo đài của tu viện Dewa Chhen-Poi Phodrang ở Punakha, cách thủ đô Thimphu khoảng hai giờ lái xe, nhà vua đương thời đã phá vỡ quy luật ngoại giao thông thường.

Bất ngờ thay, Ngài quyết định đi bộ qua rừng người đang ngồi trên mặt đất chứng kiến buổi lễ khi Ngài và hoàng hậu rời tu viện sau lễ cưới. Cảnh sát vẫn tiếp tục đứng dọc theo thảm đỏ dành cho cặp vợ chồng hoàng gia bước lên đón chào quan khách do đức vua mời đến. Cả hai người thay phiên nhau bắt tay hàng trăm dân thường, cảm ơn sự hiện diện của họ và hôn những em nhỏ bất chấp những mối đe dọa về an ninh.

Nhiều ngày trước khi đám cưới diễn ra, hai quả bom với cường độ nhẹ đã phát nổ ở thành phố Phuentsholing, biên giới giữa Bhutan và Ấn Độ. Trong một bài tuyên bố, mặt trận cách mạng Bhutan đã nhận trách nhiệm về vụ việc làm bị thương bốn người Ấn Độ. Mặt trận này được hình thành bởi một số ít người dân Bhutan tị nạn ở Jhapa, Nepal, vào năm 2007. Các phương tiện truyền thông Bhutan chọn cách bảo mật thông tin để đám cưới được diễn ra không bị ảnh hưởng.

Theo ước tính, khoảng 80,000 người dân Nepal từ miền nam Bhutan đã rời khỏi đất nước vào đầu những năm 1990 sau khi lực lượng an ninh chống trả những người biểu tình chống nhà vua thứ tư vì chính sách “một quốc gia, một dân tộc” bao gồm cả quy tắcn mặc và việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia dzongkha. Chính sáh này đồng hóa văn hóa quốc gia làm trong bối cảnh có sự hiện diện rất lớn của những “người nhập cư bất hợp pháp” ở Bhutan, cách ly cộng đồng người dân Nepal.

Hai thế kỷ sau đó và với sự ra đời của nền dân chủ, nhiều người Lhotshampas, những người có nguồn gốc Nepal, tin rằng vua Khesar và nền dân chủ đầu tiên của đất nước đang nỗ lực để xóa bỏ khoảng cách thật sự này. Từ khi Ngài đăng quang vào năm 2008, nhà vua đã đến thăm viếng miền Nam rất nhiều lần nơi hầu hết những người dân Lhotshampas sinh sống.

Chỉ một tuần trước khi lễ cưới, nhà vua đã du hành đến một quận của miền nam và cấp quốc tịch cho 178 người. Tuy nhiên, sự chấp thuận những người dân Lhotshampas có thể được tìm thấy thông qua những chính sách thay đổi dần dần gây ra sự chú ý của giới truyền thông quốc tế về vấn đề tị nạn.

Cả đất nước, bao gồm những người dân Lhotshampas, cùng nhau đến mừng lễ cưới để bày tỏ lòng biết ơn với hoàng gia. Khi thủ tướng cho biết là đám cưới đảm bảo người dân “vẫn tiếp tục là một quốc gia phát triển về tình yêu thương lẫn nhau.”

Bhutan trở thành một hoàng gia dân chủ theo hiến pháp vào năm 2008, hai năm sau ngày nhà vua thứ tư thoái vị để ủng hộ Khesar, người giới thiệu nền dân chủ cho đất nước dù người dân không đòi hỏi hay có tham vọng. Một hiến pháp mới do Khesar giới thiệu đã mở đường cho quốc gia chuyển sang chế độ dân chủ và giúp cho việc loại bỏ nhà vua thông qua 2/3 số phiếu bầu của quốc hội. Tuy nhiên, chế độ quân chủ vẫn được xem là biểu tượng mạnh mẽ của quốc gia này.

Tshering Wangmo từ bộ thông tin và truyền thông cho tờ Times Online Á Châu biets rằng sự ổn định của Bhuta song hành cùng với chế độ quân chủ của đất nước.

Việc lựa chọn Punakha, thủ đô ngày xưa của Bhuta và là nơi lên ngôi của nhà vua Bhutan đầu tiên, vua Ugyen Wangchuck vào năm 1907 là nơi tổ chức lễ cưới có thể nhằm để nhắc nhở mọi người về sự lãnh đạo sáng suốt của hoàng gia.

Đây cũng là nơi mà vua Ugyen bị thực dân Anh xâm lược bằng cách kiểm soát và kiềm chế mọi hoạt động đối ngoại của quốc vương. Ngay sau khi thực dân anh rời khỏi đây, nước Tây Tạng láng giềng của Bhutan lại bị xâm chiếm bởi Trung Hoa. Và sau hơn 2.5 thập kỷ , một quốc gia láng giềng khác là Sikkim lại được xem như là một tiểu bang của Ấn Độ do sự sát nhập của nhiều người.

Tuy nhiên Bhutan đã cố gắng duy trì ngôi vị của mình chủ yếu là do chính sách của hoàng gia cách ly và bảo tồn văn hóa truyền thống đánh dấu rõ rệt vị trí lãnh thổ quốc gia.

Khi danh sách khách mời cho đám cưới hoàng gia được đưa ra, mặc dù Bhutan đang trên con đường hiện đại hóa, một số khía cạnh về sự cách ly vẫn còn tồn tại. Rất ít có các nhà ngoại giao được mời đến và không phải ai cũng đến.

Thủ đô Thimphu tiếp tục duy tì mối quan hệ với các quốc gia phần đông theo Hồi giáo như Paskistan, Afghanistan và Maldives ở Nam Á, cũng như khá yên bình với các quốc gia giàu dầu mỏ Ẩ Rập như Bahrain và Kuwait. Bhutan cũng duy trì mối quan hệ với Tây Ban Nha, Brazil, và Canada.

Thimphu cũng có mối quan hệ chính thức với vài quốc gia Châu Âu dù là không cùng đảng phái như Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy, HàLan, Phần Lan, và Áo nhưng không phải với Mỹ hay những quốc gia hùng mạnh khác như Anh, Đức và Pháp với các chính sách ngoại giao cưỡng bức.

Bhutan chống lại sự toàn cầu hóa và đo lường sự phát triển bằng tổng chỉ số hạnh phúc chứ không phải theo cán cân đo lường tổng sản phẩm quốc nội. Đất nước này cũng yêu cầu mỗi du khách phải trả thuế $200 mỗi ngày để hạn chế lượng khách du lịch đến đây và đã được tạm hoãn cho báo chí đến đưa tin về đám cưới hoàng gia. Trong khi những sàn nhảy ở Thimphu trở nên quá tải trong ngày cuối của lễ cưới, tất cả những sự kiện chính thức đều được diễn ra theo nghi lễ truyền thống.

Có hơn 150 nhà báo đã đến Thimphu đưa tin về đám cưới, số lượng đông nhất là từ Thái Lan vì những lý do không liên quan đến chính trị. “Vua Bhutan rất nổi tiếng với giới trẻ Thái Lan, ngày cả phụ nữ còn trẻ.” Kalamare, một phóng viên truyền hình của Thái Lan cho tờ Times Online Á Châu biết. Khi Ngài viếng thăm Thái Lan vào năm 2006, truyền thông Thái Lan phong tặng cho Ngài là “Nhà vua quyến rũ” vì có cái nhìn giống với Elvis Presley. “Ngoài ra, cả hai quốc gia này đều là các vương quốc theo Phật giáo.”

Đối với người Bhutan, đặc biệt là những vùng miền núi, lời hứa của cặp vợ chồng hoàng gia là quan trọng nhất. “Chúng tôi cam kết phục vụ người dân như chúng ta là một gia đình. Chúng tôi sẽ giúp cho trẻ em có được một nền giáo dục tốt hơn, giàu có và hùng mạnh hơn chúng tôi.’ Vua Khesar cho biết khi Ngài đề cập trước quốc gia như vậy vào lễ cưới hoàng gia. “Chúng tôi sẽ xây dựng một quốc gia hạnh phúc và vững mạnh hơn.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Asia Times Online



Có phản hồi đến “Lễ Cưới Đầy Sắc Màu Phật Giáo Của Hoàng Gia Làm Khuấy Động Cả Bhutan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com