“Thuở xưa, tại nước Trung Hoa, có một vị quan trưởng đời sống rất xa xỉ. Trong rãnh nước nhà ông, mỗi ngày đều có cơm trắng chảy ra. Lúc bấy giờ, một vị Tăng trong làng thấy những hạt cơm trắng bỏ phí như vậy sinh lòng mến tiếc, liền nhặt những hạt cơm đem về, rửa sạch, phơi khô và đem cất.

Sau một thời gian, gia sản của vị quan này dần dần tiêu hết. Ông ta trở nên nghèo cùng, khốn khổ và đi xin ăn.

Một hôm, ông đến chùa xin cơm. Vị Tăng trong chùa đem những hạt cơm trắng mà ngày trước ông ta bỏ phí cho ông và nói cho ông ta biết về lai lịch của những hạt cơm này. Quan trưởng nghe xong, sanh lòng hổ thẹn.”

( Trích Phật Học Nhi Ðồng)

* * *

Qua câu chuyện trên, người đọc chắc chắn sẽ tự rút ra cho mình một bài học, bài học về nhân quả của việc lãng phí. Vị quan ấy là người đại diện cho đời sống xa xỉ. Chúng ta đừng tưởng đó là một nhân vật của thời trung cổ, không dính dáng gì với chúng ta. Hễ ai có tâm thích hưởng thụ, sống lãng phí, coi nhẹ giá trị vật chất và tinh thần... thì người đó sẽ nhận lấy quả báo như vị quan trên, nhất định không sai.

Mỗi người khi sanh ra trên cuộc đời này đều có hoàn cảnh khác nhau. Người giàu có, kẻ bần cùng, người thông minh, kẻ dốt nát, đẹp hay xấu, thành công hay thất bại, thọ mạng hay yểu mạng, v.v... tất cả những sự khác biệt ấy đều do phước báu của mỗi người qui định. Khi sống, chúng ta đã làm những điều thiện – ác lẫn lộn. Thiện đem đến thành quả tốt đẹp, an vui do chúng ta biết nỗ lực làm lành, biết đem lại lợi ích an vui cho con người, hoặc đã có những công trình cống hiến cho sự tiến bộ của xã hội loài người. Còn ác thì ngược lại, ta đi gieo rắc những mầm tang thương, khổ đau, mất mát trong lòng người, rồi gặt quả chẳng lành. Do không làm chủ hành vi trong tạo tác, chúng ta đã gieo mầm thiện, ác bất nhất. Cho nên, khi sanh ra trên cõi đời này ta cũng vô hình mang theo bên mình hai phần phước báu và nghiệp lực. Ta không thể nào xác định được con số chính xác những gì ta mang theo, cũng không có đơn vị nào để đo lường như kg, m3, km, hay năm ánh sáng để đo phước báo và mầm tai vạ đi theo mình. Vì nó vô hình, chỉ có Chư Phật, chư Bồ tát mới thấy hết, biết hết mà thôi. Nhưng cũng có thể xác định được ở phạm vi tương đối. Qua cách đánh giá thông thường của thế gian là căn cứ vào quốc độ, nước ta, thu nhập GDP bao nhiêu USD/1 năm, có chiến tranh hay không có chiến tranh, thiên tai có thường xảy ra hay không, rồi thân thế, sự nghiệp, sức khỏe, học vấn... của mỗi cá nhân để chúng ta xác định phước báu của mỗi người.

Phạm vi của bài viết này, chủ yếu nói về việc kiệm phước. Ðây là một khái niệm đã lâu đời. Nó không quá xa lạ đối với chúng ta. Nhưng nó sẽ không lỗi thời đối với những ai chưa từng quan tâm đến nó, hoặc biết quá ít về nó vaø đây sẽ là liều thuốc bổ ích để chữa lành căn bệnh phóng túng, thích xa xỉ, lãng phí của cải hoặc những thứ mà ta đang có kể cả tình cảm.

Nhất là trong thời buổi hiện nay, vật chất đang hưng thịnh. Con người luôn chạy theo lối sống hưởng thụ, thích tư duy thực tế, không thích cái gì thuộc về triết lý, hay đạo lý làm rối rắm tâm tư, không nghĩ đến chuyện mai sau. Ðại khái như nghĩ : Sống phải biết hưởng thụ, thà một phút huy hoàng để rồi chơït tắt, không có chuyện đời sau, không có nhân quả báo ứng..., cứ nhắm tới mục tiêu của mình bằng mọi cách, kể cả thủ đoạn. Cứ theo lý mà suy thì còn đâu tư tưởng mà nghĩ đến chuyện làm phước nói chi chuyện tiết kiệm ? Người nghèo thì đâu có dư mà gieo phước, nếu có thì cũng ít oi. Còn người giàu có thì ham làm giàu thêm, đầu óc luôn bận rộn nơi thương trường, sổ sách, lãi lời, hơn thua, còn thời gian đâu mà lo chuyện làm phước. Giàu laø một điều kiện rất tốt để gieo trồng phước báu cho mình. Nhưng nếu không biết vận dụng cơ hội thì chỉ là sự hưởng thụ quả báo lành của đời trước. Hưởng mà không biết tạo ra cái mới để dành thì một ngày nào đó cũng traéng tay. Thật đáng tiếc vậy !

Cho nên, vấn đề làm phước không phải ở giàu nghèo mà vấn đề là ở TÂM. Ta có quan tâm tới vấn đề tác tạo phước đức hay không ?

Trở lại phạm vi của bài, nếu chúng ta cứ chạy theo lối sống hưởng thụ, tìm cầu cảm giác mạnh qua các trò chơi, tiêu xài lãng phí, thì hậu quả ê chề cũng sẽ chờ đón chúng ta giống như vị quan trong câu chuyện trên vậy.

Chúng ta đã có bầu trời trong sạch, cánh rừng xanh bạt ngàn, dòng nước ngọt mát lành, bông hoa dại ven đường ... tất cả đều có ý nghĩa nhất định trên hành tinh nầy, chúng ta phải biết trân trọng những gì chúng ta đang có. Vì mọi thứ không phải do chúng ta muốn mà có được. Người châu Phi muốn thoát khỏi cái nóng bức của sa mạc để được sống trong bầu không khí mát lạnh như châu Âu cũng không được. Hoặc người Việt Nam muốn có cây lê của Trung Quốc trên lãnh thổ mình cũng không được. Sự vật không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải do Thượng đế ban tặng, tất cả đều là sự thể hiện tinh vi phù hợp với phước báu và nghiệp lực của mỗi người, mỗi dân tộc, quốc gia và cả hành tinh nầy.

Ði vào một vài lĩnh vực chi tiết của cá nhân, nhất là trong lĩnh vực chi tiêu, người ta phải cực khổ mới tạo ra được đồng tiền để nuôi sống cá nhân, gia đình. Nó quan trọng đến độ người ta so sánh “đồng tiền liền khúc ruột” để thấy tầm quan trọng của đồng tiền trong cuộc sống nầy như thế nào. Nhưng nó chỉ có giá trị thật sự đối với người đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để kiếm ra đồng tiền. Còn đối với người giàu, có tiền mà không tốn giọt mồ hôi nào thì caûm nhận của họ về tầm quan trọng của đồng tiền không giống như người nghèo cảm nhận. Vì thế, họ dễ dàng chi tiêu lãng phí, họ thường tới lui nơi sang trọng, xài tiền như nước. Ðến khi hết phước rồi thì mọi việc bắt đầu trở lại con số không. Con số không cho chúng ta biết hai điều : Một là điểm kết thúc và hai là điểm bắt đầu. Kiếm ra đồng tiền là việc khó, biết chi tiêu lại càng khó hơn. Vì cách chi tiêu đòi hỏi nghệ thuật sống của người chi tiêu rất nhiều. Nó cũng là thước đo giá trị nơi con người.

Sức khỏe cũng vậy, mỗi người đều có một thể trạng khác nhau, không ai giống ai. Có người mạnh, cũng có người yếu. Nhưng nếu chúng ta biết sức khỏe quí như vàng, là nền tảng của sự sống, là nấc thang của mọi giấc mơ. chúng ta không để tiêu hao sức lực cho việc ăn chơi trác táng, như rượu chè, cờ bạc, nhất là ma túy mà nên dùng sức khỏe đó làm những công việc có ích cho cá nhân, gia đình và xã hội thì đáng quí hơn nhiều. Biết giữ gìn sức khỏe, chúng ta không phải mang tật, không bị hao tiền, tốn của, mất sức và thời gian cho việc điều trị bệnh. Ðó cũng là cách tiết kiệâm phước.

Nói chung, cho đến một cọng cỏ, một giọt nước chúng ta cũng phải hết sức trân trọng. Chúng ta cần biết quí trọng giọt nước như người đang lạc đường giữa lòng sa mạc mênh mông, không lối thoát, bị cơn khát hoành hành, khát khao đươïc uống một ngụm nước trong lành để cứu vãn sự sống. Nếu chúng ta sống đúng tinh thần như thế thì lo gì chuyện tổn phước !

Một bồ lúa được bắt đầu từ những hạt lúa, nếu chúng ta không biết quí trọng hạt lúa, nghĩa là chúng ta không biết tôn trọng công sức, của cải, và thời gian mà chúng ta bỏ ra để tạo nên hạt lúa, thì bồ lúa kia nào có giá trị gì. Làm ra hạt lúa phải tốn nhiều công sức, mà ăn bát cơm thì rất dễ dàng. Phước báo cuõng vậy, phải bận tâm rất nhiều mới có chút phước lành, phước được xem như lá chắn che chở cho cuộc đời chúng ta. Không có phước cuộc đời sẽ cơ cực, lầm than. Còn có phước, cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn, dễ dàng thành công hơn người khác. Phước giống như tiền gởi trong ngân hàng, nếu không biết quí tiếc thì dầu cho có bạc tỷ đi chăng nữa, cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu tan bởi tâm thích hưởng thụ, phóng túng. Ðến lúc bần cùng có hối hận, ăn năn cũng không kịp, như núi đã lở không sao dựng lại được. Cho nên, biết quí tiếc phước báo cũng chính là biết quí trọng thân mạng của mình, biết đắp xây cho tương lai đời mình được bền chắc. Từ cây kim cho đếân tấc chỉ đươïc tạo ra bởi cả một quá trình nghiên cứu, lao động mệt mỏi của con người, thì nó cũng rất đáng để con người trân trọng.

Ai đã từng trăn trở với vấn đề thiện ác, nhân quả nghiệp báo mới thấy quý trọng từng chút phước báo của đời mình. Nhất là trong vấn đề tu tập, mọi thứ ta có đều nhờ ơn Tam bảo gia hộ thì đạo lí này càng luôn được soi sáng và được thể hiện một cách sống động. Và chỉ với một chút đạo lí nhỏ này, chúng ta tu một đời chưa chắc đã xong.

Minh Trí



Có phản hồi đến “Báo Ứng Của Việc Lãng Phí”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com