Ngay cả mưa phùn vẫn không thể nào ngăn cản được lễ hội đón mừng Phật Đản.

Tại lễ hội diễu hành đèn lồng, sự kiện trọng đại thường niên trong lễ Hội đèn Hoa sen diễn ra vào hôm thứ bảy và chủ nhật, hơn 100 ngàn đèn lồng đã tạo ra một làn ánh sáng lộng lẫy chảy suốt trung tâm của thủ đô Seoul như là một dải ngân hà.

Mọi người cầm đèn lồng đi bộ ba km trong mưa từ cổng Dongdaemun thông qua Jongno đến chùa Tào Khê, được dẫn đầu với ban nhạc hoàng gia và bốn đèn lồng vĩ đại với hình các vị Phật để đón mừng một bậc hiền nhân ra đời vào ngày 8/4 theo âm lịch hàng năm. Đó là ngày 22/5 theo dương lịch.

Lễ hội, chủ yếu là tạo ra sự “vô phân biệt, làm giàu thế giới trải sáng chân lý” không chỉ là ngày lễ hội lớn nhất thế giới mà còn là “mười lễ hội tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2018” do tạp chí Travel Magazine bình chọn.

Bắt nguồn từ triều đại Silla cách đây hơn 1200 năm, lễ hội được công nhận là tài sản phi quốc gia thứ 122 do cục di sản đưa ra để đệ trình lên UNESCO công nhận di sản phi vật thể vào đầu năm nay.

Trong sự thức tỉnh lịch sử về hội nghị thượng đỉnh Liên Triều vào tháng 4 đưa ra hy vọng về hòa bình cho bán đảo, chủ đề của lễ hội năm nay là “cầu nguyện cho hòa bình.”

“Chúng tôi đã nhân bản tổng cộng 19 chiếc đèn lồng Triều Tiên dựa trên hình ảnh bao gồm cả trong sách về nghệ thuật và mỹ nghệ Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên xuất hiện trong lễ hội này. Những đèn lồng ấy dẫn dắt đoàn diễu hành và thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông.” Hong Min-seok, phát ngôn viên của ủy ban cho biết. “So với các đèn lồng của Hàn Quốc,đèn lồng của Triều Tiên có khuynh hướng duy trì những nhân tố cổ truyền thời xa xưa.”

Lễ hội vào ngày thứ bảy với đỉnh điển ở Hoehyang Hanmadang hay đón mừng sau lễ diễu hành. Tại giao lộ Jonggak ở trung tâm Hàn Quốc, tất cả mọi người tham dự đều nhảy múa theo vũ điệu truyền thống “Ganggangsullae” dưới cơn mưa của những cánh hoa giấy trên tay và trên chân cho đến nửa đêm.

“Thật dễ để nghĩ rằng Phật giáo được kết nối với sự chậm chạp và lỗi thời. Tuy nhiên chúng tôi đã tạo ra một dạng nhạc Phật giáo nghe như là nhạc nhảy điện tử để thu hút giới trẻ. Lễ hội sau diễu hành đã mang tất cả những người tham dự đến với nhau, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc.” Hong cho biết.

Ngày tiếp theo, sự kiện văn hóa truyền thống diễn ra tại chùa Tào Khê. Hơn 100 gian hàng phục vụ du khách cơ hội trải nghiệm làm đèn lồng, đèn truyền thống và gốm sứ, vẽ tranh Phật giáo và tranh dân gian. Thêm vào đó, một chương trình thiền hành và biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng được tổ chức. Thức ăn được phục vụ ở chùa.

Những khách nước ngoài tham dự và cả những người không có tôn giáo đang tăng lên, theo ông Hong. “Mỗi năm lễ hội thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Đưa ra một lễ hội lớn ở trung tâm thành phố là một điều rất khó và cũng là thứ mà mọi người dễ dàng cạnh tranh bởi vì những người tự làm đèn lồng và tự mang ra đường phố diễu hành. Đây là một lễ hội không có rào cản và mở ra cho tất cả mọi người.” Hong cho biết.

Hai ngày lễ hội đã kết thúc vào hôm chủ nhật nhưng lễ đón mừng Phật Đản vẫn tiếp tục diễn ra trong tháng năm. Một cuộc triển lãm làm lồng đèn truyền thống với “hanji” (giấy truyền thống Hàn Quốc) sẽ được diễn ra tại chùa Tào Khê và chùa Bongeun và suối Cheongye cho đến ngày 23/5. Các chùa trên cả nước sẽ thắp sáng đèn lồng tượng trưng cho việc truyền tỏa trí tuệ và từ bi của Đức Phật cũng như các nghi lễ biểu diễn.

Ngọc Hằng dịch

Theo koreatimes.co.kr



Có phản hồi đến “Hoành Tráng Lễ Hội Đèn Lồng Đón Mừng Phật Đản Trong Mưa Ở Hàn Quốc”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com