THÂN THẾ :

Ni Trưởng pháp danh Giác Nhẫn hiệu Hồng Tịnh, tên thật là Lê Thị Kiểu – sinh ngày 26 tháng 10 năm 1919 (Kỷ Mùi) tại xã Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long, Miền Nam Việt Nam . Ngài sinh trong một gia đình quý tộc, ảnh hưởng Phật Giáo và Nho Giáo.

Ông cố nội là cụ Lê Ðình Ðức, làm quan Lại Bộ Thượng Thư dưới triều vua Khải Ðịnh ở Huế.

Thân sinh là ông cụ Hội Ðồng Tỉnh Vĩnh Long Lê Ðình Hiểu thọ Ưu Bà Tắc Giới với tổ Tuyên Linh tức Ngài Lê Khánh Hòa Giám đốc Phật Học Ðường Lưỡng Xuyên Tỉnh Trà Vinh pháp danh là Tâm Ngộ tự Giác Minh.

Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Trỉ, thọ Ưu Bà Di Bồ Tát Giới pháp danh Diệu Ðạt. Ông bà cụ thân sinh của Ni Trưởng là người ngưỡng mộ Phật Pháp, rất nhiệt tâm vì đạo, nên ông cụ thường xuyên đến chùa Ngài Ðại Trưởng Lão Hòa Thượng Thái Ba ở Cái Tàu Hạ chuyên tâm học hỏi giáo lý. Và cũng từ đó ý thức giác ngộ được, ông cụ chán cỏi Ta Bà phủi bỏ cảnh giàu sang phú quý, ông thành lập một tịnh thất ở sau vườn nhà, ông cụ ăn chay trường hằng ngày chuyên trì chú, tụng kinh niệm Phật.

Ông còn sáng lập ngôi chùa Viên Giác một mẫu trong đất nhà, cung thỉnh thầy giáo Huệ Lực đệ tử sư cụ Kim Huê làm trụ trì. Vì vậy Ni trưởng thường xuyên đi với bà cụ vào chùa Viên Giác để tụng kinh lễ sám.

Gia đình Ni trưởng Giác Nhẫn cả thảy năm chị em gái, chị cả mất sớm, còn lại bốn người em nhờ được sự hấp thụ giáo dục của song thân nên hạt giống Bồ Ðề nẩy nở. Ni trưởng Giác Nhẫn là em thứ bảy. Hai cố Sư Bà thứ năm là Sư Bà Tâm Nhàn hiệu Hồng An, Sư Bà thứ sáu là Sư Bà Như Thái hiệu Hồng Khoan nguyên là trụ trì chùa Giác Thiên nay đã viên tịch, còn người em thứ tám là Ni Sư Giác Bổn hiện giữ trách nhiệm Sư Phó chùa Sắc Tứ Huệ Lâm. Ni Trưởng Giác Nhẫn và Ni Sư Giác Bổn là hai chị em song sinh.

THỜI ẤU THƠ:

Thời còn ấu thơ, Bà cụ thân sinh thường dẫn hai cô bé song sinh đi chùa Giác Thiên. Hòa Thượng Pháp Sư Giác Thiên truyền trao Tam Qui cho pháp danh là Giác Nhẫn và Giác Bổn.

Thưở bé Ni Trưởng được cắp sách vào trường làm và lên trường Nữ ở Tỉnh đến tốt nghiệp Certificat (chương trình Pháp) và tiếp tục vào trường tư thục đến năm thứ II, thưở xưa miền Nam Việt Nam không có trường đại học (đại học phải sang Pháp).

Ở tuổi 16,17 Ni trưởng chỉ học công dung ngôn đức hạnh và thường xuyên xem các tạp chỉ Viên AÂm, Ðuốc Tuệ, Từ Bi Âm, Duy Tâm v.v… Các tạp chí này ông Cụ thân sinh thỉnh hằng tháng cho các con đọc để ý thức giáo lý Phật Ðà. Ông cụ còn dạy cho các con ăn chay kỳ và thường xuyên tụng Kinh niệm Phật, trì chú.

Trong khi đọc các tạp chí, Ni Trưởng thích nhất là “Lược Sư? Phật Thích Ca” Ngài rất xúc động hình ảnh vị hoàng tử trẻ tuổi sống sung sướng trong cung vàng điện ngọc lại từ bỏ tất cả để tìm đường giải thoát.

Thỉnh thoảng Ni Trưởng lên chùa Kim Huê thăm chị là Sư Bà Tâm Nhàn đã tu học ở đó. Vì vậy Ni Trưởng sớm nhận thức cảnh trần gian là ảo mộng, cuộc đời giả huyển vô thường. Ngài lập chỉ hướng xuất trần thoát tục, thêm vào đó cơ duyên đã đến, chí xuất trần mãnh liệt, hạt giống Bi62 Ðề nứt rể, Ni Trưởng xin phép cha mẽ theo chị xuất gia học đạo.

THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ÐẠO:

Năm 1937, được 18 tuổi, ở độ tuổi tươi đẹp thuần khiết, Ni Trưởng bước vào cuộc đời mới. Ngài được Tổ Kim Huê thế phát xuất gia cho thọ sa Di Ni Giới, pháp danh Giác Nhẫn hiệu Hồng Tịnh thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40. Thế là trang sách vàng được mở ra đánh dấu từ đó.

Ni Trưởng Giác Nhẫn nương theo Tổ Kim Huê học đạo được 02 năm.

Năm 1939, Tổ Kim Huê truyền trao Thức Xoa Ma Na Giới cho Ni Trưởng có đủ Tam Sư Thất Chứng, lúc đó Ni Trưởng tròn 20 tuổi.

Bước đầu Ni Trưởng tu tập ở ngôi chùa Phước Huệ , Sư cụ Kim Huê là Bổn Sư thế phát và truyền giới, lúc đó có quí Sư Bà Phước Huệ, Sư Bà Phước Ngọc, Sư Bà Giác Ðán v.v… đều tập trung ở chùa Phước Huệ trên 30 vị .

Ni Trưởng Giác Nhẫn trên có Tôn sư chỉ giáo, dưới cùng bạn đạo kết làm pháp lữ, với đức tính khiêm cung, hòa nhã nên Ni Trưởng được chư Tôn Ðức Ni đồng học quý mến.

Năm 1940, Ni Trưởng học sơ đẳng ở chùa Vĩnh Bửu cùng với quí Sư Bà Như Chơn chùa Linh Thứu, Sư Bà Như Ngộ chùa Phổ Ðức v.v…

Năm 1941, Ni Trưởng học ở chùa Viên Giác Bến Tre .

Năm 1943, Sư Bà Như Thái và Ni Trưởng Giác Nhẫn mời hết quý Sư Bà học ở Bến Tre về tư gia của Ni Trưởng ở Vĩnh Long để học. Ông bà cụ thân sinh của Ni Trưởng đều đài thọ nơi ăn chỗ ở cho quí Sư Bà khoảng 10 vị. Mỗi ngày quí Sư Bà đến chùa Viên Giác (là chùa nhà) có cố Hoà Thượng Kiểu Lợi làm giáo thọ sư.

Cuối năm 1944, ông cụ Hội đồng Tỉnh Vĩnh Long cũng là thân sinh của Ni Trưởng quy tây, nên Sư Bà Như Thái và Ni Trưởng Giác Nhẫn về chùa Giác Thiên với chị là Sư Bà Tâm Nhàn, cư tang báo hiếu, đồng thời Sư Bà Như Thái và Ni Trưởng Giác Nhẫn được Tổ Kim Huê truyền trao Cụ Túc Giới. Hòa Thượng Ðông Hưng tức Hòa Thượng Hành Trụ làm Giáo Thọ A Xà Lê. Sư Tổ Kim Huê làm Ðầu Ðàn Hòa Thượng.

Năm 1945, nước nhà loạn lạc, Ni Trưởng và 2 cố Sư Bà Tâm Nhàn, Như Thái đều an trú tại chùa Giác Thiên chuyên tu tịnh niệm.

Năm 1947,1948 với mục đích “Hoằng pháp thị gia vụ, Lợi sanh vi bổn hoài” nên Sư Bà Như Thái và Ni Trưởng Giác Nhẫn quyết chí tầm sư học đạo. Với chí hướng cầu đạo rất dõng mãnh nên được Tổ Khánh anh ở Tiểu Cần truyền dạy giáo lý (nghe Kinh bộ) trọn 01 năm.

Năm 1949, Tổ Khánh Anh được Bà chủ chùa (tục gọi là Bà Ba Sàng) ở Cái Tàu Hạ thỉnh Tổ về giảng dạy tại chùa được 01 năm. Lớp học này có trên 20 vị trong đó có Ni Trưởng Giác Nhẫn và Sư Bà Như Thái theo học.

Năm 1951, Ni Trưởng Giác Nhẫn học lớp Sơ Trung Phật Học Ðường Nam Việt ở Từ Nghiêm cùng quí Sư Bà Như Thái, Sư Bà Giác Ngọc, Sư Bà Như Hoa, Ni Sư Tịnh Lan, Tắc Niệm, Ni Sư Tắc Khiêm v.v… gần 20 vị.

Cuối năm 1953, Ni chúng chùa Từ Nghiêm được dời về chùa Dược Sư ở Gò Vấp. Ngày tháng cứ thế chầm chậm trôi, chẳng mấy chốc Ni Trưởng tu học tại đây 04 năm hết chương trình Trung Ðẳng.

Vì có trình độ thế pháp, tánh tình lại ôn hòa, chân thật, cần mẫn, vị tha nên ở 02 ni trường Dược Sư và Từ Nghiêm, Ni Trưởng đều giữ trách nhiệm Tri Chúng và Chánh Thơ ký rất được mọi người quý mến.

THỜI KỲ HÓA ÐẠO:

Năm 1957, lớp Trung Cấp Phật Học Ðường Nam Việt Aán Quang và Dược Sư giải tán. Ðể phù hợp tình hình chuyển biến của đất nước, Chư Tôn Giáo Phẩm Giáo Hội Tăng Già Nam Việt chủ trương thay đổi vấn đề tu học của Tăng Ni cho phù hợp. Với phương châm “Tùy duyên bất biến” nên 02 bộ Tăng Ni đều phải học nghề. Do đó Ni Trưởng theo học lớp y tá.

Vì hạnh nguyện lợi tha cũng như để bảo tồn truyền thống cao đẹp trong quá trình tầm sư học đạo, nên hai chị em Sư Bà Như Thái và Ni Trưởng Giác Nhẫn đều trở về chùa Giác Thiên mở lớp Sơ Ðẳng Phật Học. Thân mẫu của Ni Trưởng tình nguyện đài thọ kinh phí cơm ăn áo mặc cho chư ni tu học tại chùa trên 40 vị.

Năm 1957, chính thức khai giảng lớp Sơ Ðẳng Phật Học chùa Giác Thiên, có chư tôn Hoà Thượng Phật Học Ðường Ấn Quang như Hoà Thượng Hành Trụ, Hòa Thượng Long Phước ở Vĩnh Long, Hòa Thượng Trí Hữu về chứng minh thầy Tịnh Ðức là xướng ngôn viên.

Trong khoảng thời gian Ni Trưởng Giác Nhẫn đảm nhiệm Giáo Thọ Sư tại chùa Giác Thiên thì Hòa Thượng Thích Thiện Hòa giữ chức vụ “ Trị Sự Trưởng Tổng Trị Sự Giáo Hội Tăng Già Nam Việt” tấn phong Ni Trưởng Giác Nhẫn chức vụ “ Chưởng Bộ Tịch” Ban Quản Trị Ni chúng Nam Việt niên khóa thứ nhất ngày 20/02/1957.

Năm 1961 , Phật Học Ni Trưởng chùa Giác Thiên mãn khoá Sơ Trung. Có chư tôn Ðức Tăng Phật Học Ðường Nam Việt chùa Ấn Quang và Sư Trưởng Như Thanh về chứng minh chấm thi cho Ni sinh lên cấp Trung Ðẳng Phật Học Ðường Dược Sư trên 30 vị. Các Ni sư này về sau được vào Ðại học Vạn Hạnh 05 vị.

Ni Trưởng Giác Nhẫn cùng 02 cố Sư Bà Tâm Nhàn, Như Thái đào tạo ung túc thành đạt một số ni tài đáng kể. Các vị ấy hiện nay đã đảm nhiệm trụ trì ở các tự viện tại Thành phố Hồ Chí Minh như Ni Sư Như Dung chùa Châu Lâm Quận Bình Thạnh, Ni Sư Như Ngộ chùa Vạn Hạnh Quận 10, Ni Sư Tắc Thinh chùa Pháp Quang Quận 8, Ni Sư Tắc Hiền, Tắc Nhẫn chùi Bùi bửu ở Dĩ An, Ni Sư Tắc Vân chùa Pháp Giới, Ni Sư Tắc Bổn chùa Ðịnh Phước, Ni Sư Tắc Tuyết chùa Long Nhiễu Thủ Ðức.

Ngoài ra còn có chư ni ở các Tỉnh như Cần Thơ, Trà Vinh, Sa Ðéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho v.v… đều ở địa vị trụ trì đảm nhiệm Phật sự nhiều nợi giúp cho Giáo hội.

Thời kỳ Pháp nạn năm 1963, 03 chị em của Ni Trưởng Giác Nhẫn đem hết số ni chúng ở chùa Giác Thiên tập trung về chùa Từ Nghiêm và Xá Lợi tranh đấu Dụ số 10 kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Ðình Diệm. Lúc đó Ni Trưởng Giác Nhẫn lãnh nhiệm vụ Ban Giảng Huấn về các tỉnh miền Tây kêu gọi qúi Sư Bà trụ trì và ni chúng tập họp về Sàigòn chung lo Phật sự với Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.

Năm 1964,Ni Trưởng học lớp Cao Ðẳng Phật Học tại chùa Pháp Hội Quận 10.

Năm 1965, Ni Trưởng học Ðại Học Vạn Hạnh 03 năm. Ni Trưởng đã thi đậu 11 chứng chỉ, tốt nghiệp bằng Cử Nhân Phân Khoa Phật Học và Triết Học Ðông Phương.

Từ năm 1964 Ni Trưởng Giác Nhẫn thường trú ở tổ đình Từ Nghiêm chung lo Phật sự với Sư Trưởng Như Thanh Viện chủ chùa Huê Lâm Quận 11 cùng với quý Sư Bà Ban Quản Trị chùa Từ Nghiêm. Ni Trưởng đảm trách nhiệm vụ Chánh thơ ký Ni Bộ Bắc Tông và Giám Học Phật Học Ni Viện Từ Nghiêm.

Năm 1965, duyên lành lại đến Ni Trưởng Giác Nhẫn lãnh ngôi cổ tự Sắc Tứ Huệ Lâm Quận 8 và cho Hòa Thượng Nhất Hạnh mượn làm cư xá cho trường Thanh Niên Phụng sự Xã Hội mượn được 02 năm. Sau đó trường dời về Phú Thọ Hòa, Ni Trưởng gọi 02 đệ tử lớn ở chùa Giác Thiên là Ni Sư Thanh Minh và Ni Sư Như Tuấn về Huệ Lâm trông nôm và điều hành.

Năm 1970 , Ni Trưởng trùng tu chùa Sắc Tứ Huệ Lâm lần thứ nhất, đồng thời Ni Trưởng kiển thiết thêm 02 cơ sở hai bên hông chùa là Mẫu giáo Sơ cấp và Ký Nhi Viện.

Năm 1971, Ni Trưởng tham dự trọn khóa tu nghiệp Quản Trị Học Ðường và Tâm Lý Giáo Dục.

Năm 1975, Ni Trưởng được cố Pháp Chủ Thích Minh Nguyệt mời làm Thành Viên Ban Liên Lạc Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1977, Hòa Thượng Thích Minh Châu và Sư Bà Diệu Không ngỏ ý mời Ni Trưởng tham gia vào Ban Giáo Dục Tăng Ni ở thành phố nhưng Ni Trưởng khước từ, vì Ni Trưởng vẫn còn nhiệm vụ Giáo dục trong Ban Quản Trị Tổ đình chùa Từ Nghiêm.

Tháng 10 năm 1986, Sư Bà Như Thái – là chị ruột thứ 6 của Ni Trưởng Giác Nhẫn viên tịch tại chùa Huệ Lâm-Quận 8 . Cố Sư Bà hưởng thọ 72 tuổi – Hạ lạp được 46 hạ.

Năm 1990, Sư Bà Tâm Nhàn – là chị thứ 5 của Ni Trưởng Giác Nhẫn viên tịch. Cố Sư Bà hưởng thọ 85 tuổi.

Năm 1991, Ni Trưởng trùng tu Sắc Tứ Huệ Lâm Tự lần thứ 2.

Là một bật chân tu, thật học, với tâm niệm “Trụ Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng” là nhiệm vụ lớn lao của hàng Tăng Sĩ Ni Trưởng lại có trình độ học lực ngoại điển và nội điển, cộng với bổn hoài của Người là “Tiếp dẫn hậu lai, Phò trì mạc vận” Ni Trưởng luôn luôn có tâm niệm ‘Phụng sự đạo pháp, phục vụ chúng sanh’.

Người luôn suy nghĩ phải làm thế nào cho hàng Ni giới được giới hạnh trang nghiêm, tốt đẹp. Người mãi cưu mang lo lắng cho tiền đồ Phật giáo, vì thế sau một thời gian lo âu trăn trở, năm 1993 Ni Trưởng quyết định xin phép Giáo hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà nước mở lớp Sơ cấp Phật học tại chùa Sắc Tứ Huệ Lâm Quận 8.

Tháng 02/1994 các thủ tục xin phép mới được hoàn tất. Có được quyết định của Giáo Hội và UBND Quận 8 rồi Ngài thu nhận chư ni trong và ngoài thành phố từ các Tỉnh miền Tây, miền Trung … cho nội trú tại chùa Huệ Lâm trên 50 người. Ni Trưởng luôn luôn vận dụng từ bi tâm, bảo bọc hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần để lo cho chúng tu học. Ban Ðại diện Phật giáo Quận 8 và ban Chủ nhiệm làm lễ khai giảng khoá I với hơn 80 Tăng Ni theo học.

Ni Trưởng Giác Nhẫn làm Phó Chủ Nhiệm, cúng dường công đức cho Bán Giảng Huấn hằng tháng.

Năm 1995, Ni Trưởng trùng tu Sắc Tứ Huệ Lâm Tự lần thứ 3 mặc dù không được huy hoàng lắm nhưng cũng khang trang mát mẽ.

Trong suốt thời gian Ni Trưởng phục vụ Phật Pháp, Ni bộ và Giáo Hội thường mở Ðại Giới Ðàn, Ni Trưởng luôn dự vào hàng Tam Sư là Ðàn Ðầu Hoà Thượng, hoặc Giáo Thọ, Yết Ma A Xà Lê.

Bước chân trên đường hóa đạo tuổi trung niền vừa ra trường Trung cấp chùa Dược Sư thì Ni Trưởng về quê nhà khai Phật Học Ni Viện lớp Sơ Ðẳng tại chùa Giác Thiên.

Ở tuổi cuối “ Thất thập cổ lai hy” Ni Trưởng cũng vẫn còn hoài bảo đào tạo lớp Tăng Ni trẻ tại chùa Huệ Lâm Quận 8 để kế vãng khai lai truyền thừa mạng mạch đạo Pháp.

Bên cạnh công tác Phật sự hoằng dương chánh pháp, Ni trưởng còn hoạt động từ thiện rất tích cực. Ngài luôn luôn chia sẻ những khổ đau bất hạnh của mọi người ở bất cứ nơi nào khi có nhu cầu. Tuy ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Ngài vẫn tham gia bếp ăn từ nhiện của Bệnh viện Vĩnh Long do chùa Long Khánh tổ chức. Vào ngày 24/01 năm Quý Mùi 2003, mặc dù sức đã cạn nhưng Ni Trưởng vẫn không quên công tác từ thiện. Lần cuối cùng trong cuộc đời của Ni Trưởng vào trước ngày mất 2 ngày, Ni Trưởng còn vui vẻ phấn khởi khi mới vừa làm việc từ thiện cùng với Ban Ðại Diện Phật Giáo Quận 8. Ngài rất hoan hỷ cung thỉnh Hoà Thượng Thích Tôn Thật Trưởng Ban Từ thiện của Giáo Hội để trao một số tịnh tài để hoạt động từ thiện xã hội.

Ni Trưởng đóng góp rất chân thành thiết thật. Ðến nay hoài bão và lý tưởng của Người đã thành tựu viên mãn. Từ lúc trẻ trung đến khi tuổi già sức yếu lúc nào Ni Trưởng cũng biểu dương tinh thần vị tha cao quý.

Xá lợi của Ni Trưởng Giác Nhẫn sau khi hỏa táng

PHẦN KẾT:

Cuộc đời hành đạo và hóa đạo của Ni Trưởng Thượng Giác Hạ Nhẫn đã thể hiện sự chơn tu thật học, nghiêm trì giới luật và xiển dương đạo pháp. Ni Trưởng là tấm gương sáng tinh tấn kiên cường nhẫn nhục bất thối chuyển, dù gặp phải trường hợp khó khăn nào Ni Trưởng vẫn vượt qua. Mặc dù niên cao lạp trưởng hay lúc đau bệnh thông thường Ni Trưởng vẫn ra lớp học, vào giảng đường dạy bảo khuyên răn nhắc nhở ni học từ cử chỉ hành vi oai nghi tế hạnh.

Bao nhiêu việc làm của Ni Trưởng đều hướng về hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh, chớ không vì việc riêng tư nào khác. Ni Trưởng là bậc thầy mẫu mữc của hàng Ni giới, là cây to bóng mát, là tàng lọng che mát cho Ni Chúng cơ sơ. Là mực mẹ hiền cho hàng tín đồ thân thương đầy khả tính.

Ni Trưởng làm tròn mọi bổn phận, làm xứng đáng với trọng trách của mình. Hình ảnh của Ni Trưởng thật cao cả, đáng làm gương sáng cho đoàn hậu tấn noi theo.



Có phản hồi đến “Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Giác Nhẫn”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com