Với rất nhiều người, niền tin tín ngưỡng và tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày đưa họ đến các quyết định mà học cho rằng đúng với mình cũng như với người thân. Rõ ràng rằng khi một nhà lãnh đạo tâm linh khuyến khích các hành động để bảo vệ hệ sinh thái đang bị tổn thương của trái đất hay động vật, những lời nói của họ có tác động mạnh mẽ. Ví dụ, khi Đức Giáo Hoàng phát đi một thông điệp mạnh mẽ khuyến khích các tín đồ Thiên Chúa Giáo khắp thế giới giúp giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu hay bảo vệ động vật, nhiều tổ chức về môi trường nhanh chóng ca ngợi những cách tiếp cận suy nghĩ về phía trước của Ngài.

HT Thích Nhất Hạnh, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng đã dành thời gian dài giảng dạy về lòng từ bi đối với con vật là một trong những phần quan trọng trong cuộc sống tâm linh. Những từ ngữ của thầy về tầm quan trọng của bảo vệ hành tinh và tất cả muôn loài là một bài học cần thiết, không chỉ cho những ai là Phật tử mà với tất cả mọi người muốn sống một cuộc sống bền vững và tử tế hơn.

Các bài học có thể giúp cứu nguy cho thế giới.

Trong thông điệp của Ngài đến với công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC) , Ngài viết rằng “Chúng ta cần phải nhận ra rằng trái đất không chỉ là môi trường của chúng ta. Trái đất không phải là một điều gì đó bên ngoài chúng ta. Thở với chánh niệm và quán xét cơ thể bạn, bạn nhận ra rằng bạn là trái đất. Bạn nhận ra ý thức cũng mình cũng chính là ý thức của trái đất. Hãy nhìn xung quanh bạn – điều mà bạn không thấy với môi trường của bạn là chính bạn.”

“Khi bạn nhận ra rằng trái đất không chỉ đơn giản là môi trường, bạn sẽ bảo vệ trái đất như bạn bảo vệ mình vậy. Đây là một dạng của nhận thức, một dạng thức tỉnh mà chúng ta cần, và tương lai của hành tinh tùy thuộc vào việc chúng ta có thể nuôi dưỡng nhận thức này hay không. Trái đất và muôn loài trên trái đất đang thật sự bị nguy hiểm.” Những lời nói của Ngài chỉ ra một sự thật đáng lo ngại : chúng ta đang ở giữa việc tạo ra sự tuyệt chủng vĩ đại lần thứ sáu trên hành tinh.

Một sự kiện diệt chủng được định nghĩa khi làm mất 75% giống loai trên trái đất trong một khoảng thời gian ba đến 20 thế kỷ. Trong một bảng báo cáo của Quỹ Hoang Dã Thế Giới (WWF) và Hiệp hội động vật của London đã chỉ ra rằng 58% các loài động vật hoang dã trên hành tinh chúng ta đã bị biến mất chỉ trong bốn thập kỷ qua, vì thế chúng ta đang trên đường đạt được tiêu chuẩn này. Năm sự kiện diệt chủng trước đó gây ra do thiên tai nhưng lần này là do các hoạt động công nghiệp của con người. Mất môi trường sống vĩ đại gây ra do phá rừng có liên hệ mạnh mẽ đến ngành chăn nuôi nông nghiệp và công nghiệp dầu cọ. Ở rừng nhiệt đới Amazon, ví dụ, 80% tổng số vụ phá rừng xảy ra là do việc chăn nuôi gia súc. Các cánh rừng nhiệt đới ở Indonesia, ước tính có khoảng 300 sân vận động các loài cây bị phá hủy hàng giờ để làm đồn điền dầu cọ, một quá trình giết chết và thay đổi hàng loại loài động vật hoang dã.

HT Thích Nhất Hạnh tin rằng giải pháp để bảo vệ khủng hoảng môi trường có thể tìm thấy nếu chúng ta nỗi lực tiến đến một cuộc sống đơn giản hơn. “Chúng ta cần phải tiêu thụ theo cách để gìn giữ hòa bình và hạnh phúc thật sự của mình” Ngài đã nói trong thông điệp gởi đến UNFCCC. “Chỉ khi nào chúng ta bền vững như là ý chí của con người với nền văn minh của mình sẽ trở nên bền vững.” Ngài tin rằng việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm từ động vật là một nhân tố cần thiết của việc chuyển đổi này đến một đời sống bền vững hơn.

Một Sự thay Đổi Đơn Giản

“Chúng ta cần phải tiêu thụ theo cách có thể giữ cho lòng từ bi của mình được tồn tại. Và nhiều người trong chúng ta tiêu thụ theo phương cách rất bạo loạn. Rừng bị chặt phá để nuôi gia súc và bò hay trồng ngũ cốc để làm rượu, trong khi hàng triệu người trên thế giới bị chết vì đói. Giảm lượng thịt thiêu thụ và rượu xuống khoảng 50% là một hành động đúng đẳn về tình yêu thương của chúng ta vì trái đất và vì người khác. Ăn với lòng từ bi có thể giúp thay đổi tình trạng của hành tinh đang đối mặt, cải tạo sự cân bằng cho chính mình và cho quả đất.”

Việc sản xuất thịt bò là một quá trình tốn kém tài nguyên vô cùng đòi hỏi khoảng 160 lần số lượng đất hơn chỉ đơn thuần với các sản phẩm có chất đạm có nguồn gốc từ thực vật. Một hecta đất có thể sản xuất ra 250 pound thịt nhưng với cùng một quy mô đất như vậy có thể sản xuất ra 50 ngàn pounds cà chua, 53 ngàn pound khoai tây hay 30 ngàn pound cà rốt.

Một lượng lớn nước được dùng để tưới tiêu mùa vụ được sử dụng để nuôi động vật, làm cho động vật được có đầy đủ nước và chùi rửa các thiết bị giết mổ. Việc sản xuất ra một pound thịt bò cần 1799 gallon nước, 577 gallon nước dùng để sản xuất ra một pound thịt heo trong khi 468 gallon nước cần để sản xuất ra một pound thịt gà. Ngược lại, chỉ cần 119 gallon nước để sản xuất ra một pound cà chua. Thật sự, một cá nhân không dùng thịt hay các sản phẩm từ sữa một năm có thể tiết kiệm được 200 ngàn gallon nước tài nguyên.

Là một tổ chức tiên phong đi đầu về chiến dịch tiêu thụ có ý thức, quan điểm của tổ chức Một Hành Tinh Xanh là sự chọn lựa thức ăn của chúng ta có sức mạnh để trị hành hệ sinh thái bị phá vỡ và xây ra con đường bền vững thật sự cho tương lai. Bằng cách chọn ăn các sản phẩm từ thực vật, bạn có thể giúp bảo tồn đất quý và nguồn cung cấp nước ngầm và vì thế bảo đảm rằng hệ thống thức ăn của chúng ta có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển dân số đang tăng lên của thế giới trong tương lai. Như lời HT Thích Nhất Hạnh đã viết trong tuyên bố bế mạc của UNFCCC “Yêu mến trái đất quý báu của chúng ta – yêu trái đất của chúng ta không phải là một nghĩa vụ. Đó là vấn đề về hạnh phúc và sống còn của cá nhân và tập thể.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Onegreenplannet.org



Có phản hồi đến “HT Thích Nhất Hạnh Khuyên Vì Sao Bạn Nên Ăn Chay?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com