Điển lễ: Xin mời Tân lang, Tân nương và hai họ đứng dậy.

Chủ lễ bước đến trước mặt Tân lang và Tân nương, cầm hộp nhẫn mở ra bảo rằng:

Hôm nay, nhân dịp lễ Thành hôn hai cháu thành tâm phụng Phật thỉnh Tăng làm lễ Hằng thuận. Trong dịp này, thầy thay lời chư Tôn đức giải thích ý nghĩa đôi nhẫn, để hai cháu trao tặng cho nhau, đánh dấu ngày hai cháu nhất tâm hướng về Tam bảo và đối trước quý thầy cùng cha mẹ đôi bên phát nguyện kết tóc se tơ, nên duyên chồng vợ, làm người Phật tử thuần thành chơn chánh.

Hai cháu quý mến! Đây là 2 món trang sức quý giá biểu thị đạo lý hôn nhân, nó tên là “nhẫn” đeo ở ngón tay, để hai cháu luôn nhìn thấy, nhằm nhắc nhở những điều hay ý đẹp như sau:

1. Nhẫn, có nghĩa là nhường nhịn. Muốn trong nhà vui vẻ đầm ấm hạnh phúc, trước phải biết nhường nhịn lẫn nhau, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Chiếc nhẫn lại được đeo vào ngón tay, để hai cháu dễ nhìn dễ thấy, để tự nhắc mình về sự nhẫn nhịn.

2. Chiếc nhẫn hình tròn: Tiêu biểu cho phước báo và tiền của đầy đủ, nhà đất thịnh vượng. Muốn được như thế, vợ chồng phải siêng năng làm lụng, dành dụm tiền bạc, tiêu xài chừng mực, không được phung phí và phải biết cúng dường bố thí thì mới được hưởng phước lâu dài.

3. Chiếc nhẫn này được làm bằng chất vàng, vàng có đặc tính thứ nhất là “tùy duyên bất biến”, nghĩa là hình dạng tuy có thay đổi, nhưng tính chất vẫn nguyên vẹn. Hay nói rõ hơn, dù ai có vo tròn bóp méo, kéo dài cán mỏng đi nữa. Hình dạng tuy đã thay đổi, nhưng tính chất giá trị của vàng vẫn nguyên vẹn. Đạo vợ chồng cũng thế! Hai cháu chung sống bên nhau, dù gặp hoàn cảnh nào đi nữa, cũng phải giữ vẹn lòng chung thủy trước sau như một. Cổ nhân có dạy: “Ngọc càng dồi càng sáng, vàng càng luyện càng tinh” đừng vì nghịch cảnh, cũng đừng vì: danh lợi, tiền của, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ, v.v… mà thay lòng đổi dạ.

5. Chất vàng có đặc tính thứ hai là màu sắc “tươi đẹp”, không bao giờ phai nhạt dù trải qua bao lần mưa nắng, dù có rơi rớt, vùi dập nơi nào, nhưng nó vẫn mãi tươi đẹp. Đạo vợ chồng cũng thế! Hai cháu đã thệ nguyện chung sống bên nhau, dù gặp cảnh ngộ nào đi nữa, hoặc mai kia có già nua, bệnh tật, nhưng tình nghĩa vợ chồng cũng phải nồng nàn tươi đẹp như thuở ban đầu mới cưới nhau.

6. Trên chiếc nhẫn này lại có đính hạt kim cương xinh đẹp. Trong các loại ngọc, kim cương rắn chắc, bền vững và quý hiếm hơn hết. Kim cương tiêu biểu cho ý chí, niềm tin, sức sống và tình yêu vĩnh cửu. Thầy mong tình nghĩa vợ chồng của hai cháu bền vững như kim cương vậy. (Nếu nhẫn có đính kim cương, thì giảng, còn không thì bỏ mục này. Nếu có nạm ngọc, tùy loại ngọc mà giải thích ý nghĩa theo hướng tích cực phù hợp với hôn nhân).

Chính vì những lý do trên, đôi nhẫn này nó có ý nghĩa rất thiêng liêng trong tình nghĩa vợ chồng, hai con phải giữ nó làm kỷ niệm, xem nó là gia bảo vô giá. Hơn nữa, chư Tăng (Ni) đã gia trì chú nguyện, nên người giữ gìn trân trọng nó sẽ được sự hộ niệm của Tam bảo và các vị Thiện thần. Giờ đây hai cháu hãy đeo cho nhau để kỷ niệm một cuộc đời mới, cuộc sống lứa đôi tràn đầy hạnh phúc an lạc. Cháu trai lấy chiếc nhẫn nhỏ đeo cho cháu gái, cháu gái lấy chiếc lớn đeo cho cháu trai. m mm

Sau khi dâu rể đeo nhẫn, chủ lễ bảo:

Hai cháu hãy lạy Phật ba lạy và quỳ xuống phát nguyện kết nghĩa vợ chồng (học thuộc lòng hoặc cầm giấy đọc):

1. Tân lang phát nguyện:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên, con tên là……........, pháp danh ……. xin xác nhận em .........., pháp danh………, …tuổi là vợ của con. Con xin phát nguyện trọn lòng chung thủy với vợ, giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui.

Nam mô A Di Đà Phật. m

2. Tân nương phát nguyện:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên, con tên là ………..., pháp danh ....... xin xác nhận anh …......., pháp danh……., …tuổi là chồng của con. Con xin phát nguyện trọn lòng chung thủy với chồng, giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui.

Nam mô A Di Đà Phật.

Thượng Tọa Thích Chơn Không



Có phản hồi đến “Ý Nghĩa Đôi Nhẫn Cưới Trong Lễ Hằng Thuận”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com