Vào một ngày năm 2003, bác sĩ ung thư Jonathan Page đang làm việc rất chăm chỉ trên máy tính khi ông cảm giác một sự tan chảy kỳ lạ trong đầu của mình.

Nó quá mạnh mẽ nên ông nghĩ là ông bị chảy máu não

“Tôi không thể nào suy nghĩ hay duy trì vị trí trên ghế” Ông cho biết

“Nó như cảm giác tan chảy trong tâm trí mình."

Bác sĩ Page bị té ngá trên sàn trong vài giờ trước khi có thể gọi điện nhờ giúp đỡ

Cho đến lúc đó, ông vẫn còn làm việc không ngừng, thường là vào cuối tuần hay trực điện thoại trong môi trường vô cùng áp lực để chăm sóc rất nhiều bệnh nhân bị bệnh nặng và đau khổ.

“Bạn phải cố gắng hết sức bởi vì bạn có tất cả những bệnh nhân và người nhà của họ phụ thuộc vào bạn.” Ông nói

“Tôi là một người có định hướng. Tôi làm việc trên mọi vấn đề và lo lắng về mọi thứ. Lúc nào cũng làm việc.”

Việc té ngã ấy chuyển thành một ca trầm cảm và kiệt sức nặng

“Tôi đã không chú ý đến sự an sinh của mình. Nó tích tụ qua nhiều năm vì tự bỏ bê.”

Ông trở lại làm việc và căng thẳng vẫn tiếp tục tăng lên – ông còn nghĩ đến cả việc tự sát.

“Tôi ngồi trong phòng với một gia đình và bệnh nhân tuyệt vọng và một số sinh viên y khoa và nghĩ tôi đang làm gì ở đây?” Ông nói

“Nó quá khó. Tôi không biết vì sao tôi có suy nghĩ như vậy. Tôi không biết điều gì đang xảy ra.”

Và sau đó một ngày, ông đã đến với thiền Phật giáo – một điều mà ông đầu tiên được tiếp cận cách đó 30 năm khi là một sinh viên còn trẻ.

Ngày mà nhà sư đến ăn cơm trưa

Khi bác sĩ Page là một sinh viên y khoa tại trường đại học Sydney vào những năm 1970, hôi sinh viên tổ chức cho một nhà sư đến ăn trưa và dạy thiền, một cách để giúp sinh viên và nhân viên đương đầu với căng thẳng.

Tại thời điểm đó, bác sĩ Page và các bạn bỏ qua nhà sư như thời điểm đó đã chứng minh tinh thần. Qua nhiều năm, sự quan tâm đến với Phật giáo và cốt lõi của việc thiền tập tăng lên.

“Tôi ngồi đó tuần này sang tuần khác.” Ông nói

Những sự thúc dục kết thúc cuộc đời tan đi và sau nhiều tháng, ông trải nghiệm những thay đổi vô cùng sâu sắc.

Thông qua nghiên cứu giáo lý Phật giáo và thiền định và tập trung vào “chánh niệm” bác sĩ Page đã trở nên nhận thức về căng thẳng mà ông trải qua như thế nào

Nó cũng đưa ông đến sự phản chiếu làm thế nào trong môi trường cực kỳ bận rộn của cuộc sống, ông đã hành động quá tệ với những gì xung quanh mình với sự khó chịu và thiếu cảm xúc.

“Khi chậm lại bạn có thời gian quán chiếu lại cuộc đời của chính mình. Trong trường hợp của tôi đó là lần đầu tiên tôi thật sự là một người lớn.” Ông nói.

“Định hướng” lại công việc

Là một bác sĩ ung thư, bác sĩ Page đang đương đầu với rất nhiều bệnh nhân chuẩn bị qua đời trong vài tháng gặp họ

Trước khi có sự ảnh hưởng của Phật giáo, ông cho biết mối quan hệ với bệnh nhân chỉ đơn giản là “lạnh lùng, thiếu sự liên hệ và thiếu sự thương tâm.”

Điều này chỉ thêm vào với cảm giác trầm cảm và làm việc quá sức

Bác sĩ Page cho biết giáo lý nhà Phật giúp ông tiếp nhận với những phương cách của từ bi, yêu thương tử tế và bình đẳng.

Chánh niệm … tại nơi làm việc

Lắng nghe sự hướng dẫn của thiền giúp giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Chấp nhận sự liên hệ vô thường giữa mọi vật cũng là chìa khóa giúp ông đương đầu với cái chết của chính mình

Tất cả những điều này đã thay đổi cách thực hành của ông như một bác sĩ lâm sàng.

“Nó ảnh hưởng đến cách tôi thấy mọi người và đối xử với mọi người. Tôi điều chỉnh lại công việc của mình.”

Bất chấp sự phản khán của bệnh viện, bác sĩ Page giảm số lượng bệnh nhân.

Những ngày này, ông dành nhiều thời gian với từng bệnh nhân, chủ yếu là ở bệnh viện Manly và Mater ở Crows Nest.

Ông vẫn thực hành ung thư y học thông thường, giải thích lợi và hại của nhiều phương pháp điều trị, theo dõi hóa trị và sắp xếp xạ trị khi cần thiết.

Tuy nhiên ông cũng chú ý hơn đến sức khỏe tinh thần và tâm thần của bệnh nhân

“Tôi chú tâm hơn đến hiện tại, chánh niệm hơn, và có thể liên hệ với bệnh nhân tốt hơn.” Ông nói

Bác sĩ Page cho biết khi có người bị ung thư hỏi ông những câu như “Tại sao là tôi? Điều gì xảy ra tiếp theo? Hay Tôi còn sống bao lâu” Ông xem đó là cơ hội để có thể trao đổi sâu hơn.

“Tôi cố gắng lắng nghe và làm rõ rằng tôi đang lắng nghe hơn là chỉ lo đánh máy tính và nói “Tôi đang nghe” khi bạn rõ ràng là không nghe.” Ông nói

Kết quả là bệnh nhân bắt đầu mở lòng.

Đương đầu với tử vong

Bác sĩ Page tin rằng ngoài những phương pháp điều trị ung thư thông thường, một trong những trách nhiệm quan trọng của ông là giúp cho bệnh nhân thoải mái với cái chết của mình và giảm sự lo sợ về cái chết của họ.

“Tôi cố gắng dùng những từ hơn là các từ như “qua đi” Ông nói

“Nó làm cho cuộc trò chuyện về cuộc sống dễ dàng như là một sự trải nghiệm thật sự như một kỳ nghỉ đang sắp kết thúc.”

Ông nói điều này rất quan trọng tại bất cứ thời điểm nào của cuộc sống nhưng có lẽ đặc biệt là quan trọng với những bệnh nhân chỉ còn thời gian để sống rất ngắn.

“Một bệnh nhân có thể dành cả đời của mình – nếu họ còn sáu tháng để sống – chỉ nghĩ về hóa trị và hy vọng nó sẽ hoạt động mà không nhìn vào thực tế về cái chết của mình và ý nghĩa của cuộc đời mình.” Ông nói

Cùng với việc đưa ra thuốc và xạ trị nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân, bác sĩ Page cũng khuyến khích họ thiền để giúp họ trở nên thoải mái và dễ chịu với các chết của mình.

Ông thỉnh thoảng đưa cho họ các đĩa CD hay khuyên họ đến các lớp thiền.

Làm thế nào để chuẩn bị cuộc sống cuối đời

Chăm sóc sức khỏe cuối đời

Khi bạn hay một người thân của bạn gần qua đời, chất lượng cuộc sống bạn muốn là gì?Emma Griffiths nhìn vào sự thúc đẩy của chúng ta mà thiết lập ra những mong ước của chúng ta.

Thỉnh thoảng, ông khuyên mọi người nên thiền trên cái chết của mình

Trong khi điều này dường như là một điều rùng rợn, bác sĩ Page cho biết nó là một phần để bình thường hóa cái chết và lấy đi sự sợ hãi của mọi người

Là một Phật tử, bác sĩ Page tin rằng đau khổ là phổ biến nhưng có thể đươc giảm đi nhờ thiền

Điều này mang tâm về với cơ thể và cho phép chúng ta nhận ran guy cơ của đau khổ.

“Mọi người khám phá ra một cách mới để thấy thế giới. Họ nhìn vào tâm mình, thấy những suy nghĩ đang tạo ra sự đau khổ và hỗn loạn và trong quá trình tìm kiếm bình an và thoải mái.”

Ông cho biết khi một bệnh nhân bình an với ý tưởng về cái chết của riêng mình, nó có nghĩa là chúng có thể “tiếp tục với những vấn đề quan trọng của cuộc sống.”

“Thường con người thật sự không nghĩ về điều này cho đến khi họ bị ung thư – hay như trường hợp của tôi cho đến khi tôi bị trầm cảm.’ Ông nói

Bắt đầu là tài xế cho cuộc đời của bạn

Bác sĩ Page cho biết ông không cần phải nói phức tạp về giáo lý Phật giáo để giúp bệnh nhân có lợi ích từ thiền và tự phản chiếu.

Trong tiến trình xem xét ý nghĩa của cuộc đời họ và cái chết của chính mình, ông đã thấy các bệnh nhân đều có một mức đoọ về cuộc sống của mình mà họ chưa có trước đó.

“Hầu hết mọi người – và tôi cũng từng như vậy – sống cuộc sống để phản ứng lại với những áp lực bên ngoài.” Ông nói

Liệu tôn giáo và khoa học có luôn xung đột?

“Không có lúc nào họ dừng lại và hỏi: Tôi thật sự nên làm gì?

“Vì thế thường trong ngành ung thư chúng ta có thể thấy bệnh nhân quán chiếu cuộc đời họ, những nguyện vọng và quan hệ của họ.”

Điều này có thể bao gồm gọi chính họ ai họ cần phải tha thứ trước khi chết hay ai họ cần phải nói “Tôi yêu bạn.”

“Thường các bệnh nhân nói về những thứ họ muốn làm khi còn sống – hoàn toàn là những thứ không tiên đoán và mong đợi.” Ông nói

Bác sĩ Page cho biết cái chết thật là một điều cấm kỵ trong văn hóa của chúng ta nên hầu hết chúng ta đều che đậy nổi sợ hãi về chết – và điều này bao gồm cả với các bác sĩ lâm sàn, những người có khuynh hướng xoay quanh chủ đề không được mời cho đến khi các cuộc thảo luận mở ra.

Ông cho biết sự tiếp cận của ông chỉ có thể xảy ra bởi nhờ vào sự tự phản chiếu mà thiền Phật giáo mang đến cho ông.

“Nếu bạn dự định tiếp tục điều này, bạn phải giải quyết vấn đề về cái chết của mình để bạn có một sự hiểu biết sâu hơn những gì mà bệnh nhân đang trải qua.”

Ngọc Hằng dịch

Theo abc.net



Có phản hồi đến “Phật Giáo Giúp Một Bác Sĩ Ung Thư Chữa Trị Bệnh Nhân Cuối Đời Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com