Mục Lục

121. Chữ tình dù theo nghĩa gì cả đời và đạo vẫn gây sự đau khổ nhất cho Phật tử. Đây là tình cảm gia đình, yêu thương, anh chị em, bạn bè ràng buộc, nợ nần muôn kiếp gây nên. Tuy nhiên, muốn thoát lại không dễ dàng gì và có khi càng cố thoát càng như bị kéo vào trong vũng lầy. Vậy làm thế nào để có thể thoát được dù cố gắng buông bỏ vẫn không xong?

Tổ sư có nói "tuỳ duyên tiêu cựu nghiệp" . Bạn đang bị trói buộc bởi sợi dây tình cảm. Dù rằng với ai bạn càng vùng vẫy thì càng bị siết chặt như một người bị trói. Bạn hãy suy nghĩ về mặt tích cực cũng như sống chung với lũ. Duyên càng khó thì nội lực càng mạnh giúp bạn vượt qua cũng như Lục Tổ nói phiền não tức bồ đề.

122. Làm thế nào để có thể tạo duyên hay gieo duyên cho người khác đến với Phật giáo một cách dễ dàng mà không làm cho người khác khó chịu?

Trước hết bạn hãy hiểu năng lực của mình và hiểu về đối tượng. Trong thời đại này có nhiều cách để gieo duyên Phật giáo với người khác. Nếu người mạnh về tín ngưỡng thì bạn nói về đức tin. Nếu người thiên về trí tuệ thì bạn thiên về triết lý Phật giáo... Khi đã hết cách mà cũng không được thì chờ đợi. Còn nếu không có duyên thì đành chịu. Vì chính Đức Phật cũng không thể độ người vô duyên.

123. Gia đình con cái đều là do nhân quả nghiệp duyên, trả ơn, trả nợ, báo ân, báo oán mà đến. Dầu là biết vậy nhưng khi có quá nhiều chướng duyên, quá nhiều sự khác biệt, không tìm được một điểm tương đồng thì làm thế nào để có thể sống được?

Đối với trường hợp trên thì bạn phải chịu nhượng bộ một chút, tự xem mình cần phải điều chỉnh lại cho hoà hợp. Bạn nên nhớ không có gì sanh mà không diệt, hãy kiên nhẫn. Ngày xưa đức tôn sư có nói: "đời phỉ bán ta, xoá sổ ta, nhục mạ ta là phương giải thoát". Chúc bạn có năng lực đầy đủ và lâu dài để một ngày nở hoa.

124. Thường nghe con cái bất hiếu với cha mẹ nhưng ngược lại cha mẹ hành hạ làm đau khổ con cái thì con cái bỏ đi có mang tội không khi cha mẹ có thể lo được cho mình?

Giữa cha mẹ và con cái nếu có sự bất đồng khó hoà giải thì con cái có thể chọn một cách sống riêng để sự bất đồng đó không có đào sâu hơn nữa.

125. Nếu trong gia đình cha mẹ không có niềm tin ở Phật pháp, chống lại Phật pháp, không ủng hộ ăn chay dù người con không giảng pháp, nói pháp mở tụng băng đĩa gì hết thì làm như thế nào để hóa giải chuyện này?

Nếu trong gia đình cha mẹ không có niềm tin với Phật pháp thì trước hết mình phải chứng minh một cách cụ thể bằng hành động, nghĩa là bằng thể hiện cái hạnh tu của mình. Sau đó thì cầu nguyện tam bảo gia hộ chuyễn tâm của họ. Làm được công đức gì hay niệm Phật đều hồi hướng cho cha mẹ được chuyển tâm. Tóm lại, hãy làm hết sức mình bằng tự lực và cầu nguyện tha lực gia hộ cho bạn.

126. Nếu người mẹ bị bệnh không biết gì, nhưng trước đó thích Phật pháp, thích niệm Phật. Ngược lại, người cha ra sức ngăn cản, đến một tiếng niệm Phật hay niệm thầm cũng không cho. Làm thế nào để hóa giải?

Trường hợp như bạn nói chỉ có thể làm công đức để cầu nguyện cho mẹ. Những nhân duyên oan gia trái chủ chỉ có thể hoá giải bằng cách tạo lập công đức, sám hối, tuỳ thuận nhân duyên để từ trong đó mới thoát ra được sự kiên nhẫn là đức tính cần thiết nhất hóa giải trong trường hợp này.

127. Khi tu hành cầu nguyện, mình cầu nguyện vật chất, bình an may mắn, hạnh phúc đến cho gia đình mình hay cá nhân mình trước có xem là tham hay không? Nếu ngày nào mình cũng cầu nguyện như vậy thì có bị mang tội gì không? Nên cầu nguyện như thế nào là tốt nhất mà mình vẫn có lợi lạc.

Người tu trước hết mình phải biết mình cần cái gì. Nếu cầu vật chất của cải thì cũng không sao cả. Nhưng có điều bạn đang cầu sự vô thường vì vật chất không phải lúc nào cũng là món đồ tốt với mình. Vả lại, không phải mình cầu cái gì cũng được. Tốt nhất nên cầu sự bình an và vững tâm. Cầu cho vượt qua được mọi chướng ngại trong đời và cầu được hoá độ đều không sao cả.

128. Người tu tập làm sao để kiểm soát được dục tâm khi nổi lên? Nếu họ thủ dâm có mang tội không?

Kiểm soát dục tâm như kiểm soát con ngựa chứng, tuỳ lúc mà bạn điều khiển nó. Muốn kiểm soát dục tâm thì thường quán bất tịnh và tìm cách nào đó để cho nó lãng quên đi như đọc sách, xem phim, đi chơi, thể dục... Thủ dâm là một hành động mà trong giới luật Phật nghiêm vì cấm nó không giải quyết tận gốc vấn đề.

129. Phật dạy tất cả mọi chuyện đều do nhân duyên nhân quả. Dù biết là vậy nhưng không thể nào thoát được. Ví như có rất nhiều người yêu say đắm sống chết vì một người rất tồi tệ, hành hạ, chửi mắng, đáp đập dù người thân gia đình cản ngăn cách nào cũng không được. Hoặc những người rất giỏi nhưng tâm tính lệch lạc, nghĩ điều sai trái không giống ai chuyên làm khổ người khác, có nói sao cũng không thay đổi được để mang cả gia đình vào bể khổ. Vậy làm thế nào để giúp họ và cả gia đình người thân xung quanh.

Tất cả mọi chuyện đều do nhân duyên nhân quả. Vì vậy muốn can thiệp vào không phải nhất thời phải hiểu cả hai bên và nhận thấy mình đang đứng ở đâu trong sự việc đó mới có cách xen vào và phải kiên nhẫn. Điều quan trong là mình đừng để mất bình tĩnh và không thiên lệch bên nào. Sự cố gắng của mình sẽ mang lại hiệu quả.

Nếu bạn đã hiểu rằng do nhân duyên nhân quả thì bạn không thể muốn thoát là được. Nhân quả có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Có những chuyện người ta làm người ta chịu. Có những chuyện người ta làm sẽ hệ luỵ đến người khác. Người thân chỉ có thể thông cảm và làm mọi cách theo pháp phật để chia sẽ với họ. Đừng hoản sợ, vì chuyện gì cũng có ngày chấm dứt.

130. Hôn nhân khác tôn giáo dù được dạy rằng không vấn đề gì, hòa đồng tôn trọng căn nguyên cội rễ niềm tin của nhau. Tuy nhiên, với xã hội Việt Nam thì không hề dễ dàng gì vì còn liên hệ đến cả họ hàng quyến thuộc cha mẹ của cả hai bên. Làm sao để có thể duy trì niềm tin của mình nhưng vẫn sống an hòa trong gia đình?

Hôn nhân khác tôn giáo thực sự không phải nghiêm trọng. Vì thời nay các tôn giáo có cái nhìn hoà đồng hơn là phân biệt. Quan trọng là cá nhân của 2 người có cái nhìn tôn trọng nhau. Đó là điểm bảo đảm cho hạnh phúc của lứa đôi. Nếu làm được điều này thì những ý kiến khác nhau của họ hàng cũng không thành vấn đề. Vì nếu bạn chứng minh được mình hạnh phúc thì họ không có lý do gì để chỉ trích, thậm chí còn vun đắp cho mình nữa.

Thượng Tọa Thích Vạn Hùng




Có phản hồi đến “14. Phần 3: Tình Duyên – Gia Đạo ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com