Liệu những nhà quản lý có nên làm cho công nhân hạnh phúc ngay cả trước khi làm hài lòng các cổ đông không? Theo tiến sĩ Kazuo Inamori, chuyên gia quản trị, một doanh nhân tỷ phú và là một tu sĩ Phật Giáo cho biết. Ông Inamori đã bỏ ra nhiều thập kỷ để áp dụng và mài dũa những triết lý của tổ chức mình với sự thành công vượt bậc. Ông đã sáng lập ra công ty điện thoại viễn thông KDDI trị giá $64 tỷ

Và ông đã giúp cứu tập đoàn Japan Airline thoát khỏi phá sản vài năm trước đây. Các ý tưởng của ông vô cùng độc đáo, phức tạp nhưng cũng rất đơn giản theo bản chất "nếu bạn muốn có trứng thì bạn phải chăm sóc gà mái. Nếu bạn đánh hay giết gà mái, điều này sẽ không thể hoạt động được."

Hãy cùng xem những lời khuyên của ông Inamori về kinh doanh và quản trị

1. Nhân viên phải cùng được hoạt động chung với mục tiêu và lý tưởng của công ty.

 Vào năm 2010, Inamori được vinh danh là CEO giúp cứu nguy cho Japan Airilines không bị phá sản khi ông làm việc không lương trong thời gian ban đầu. Chỉ trong một năm, việc kinh doanh có lãi và được đưa lên trị trường chứng khoáng trở lại.

Thay đổi tâm lý của người lao động là bước đầu tiên. Ông cung cấp cho mỗi nhân viên một quyển sách liệt kê mục tiêu của mình và kiên quyết khẳng định rằng công ty được cống hiến để phát triển. Ông cũng khám phá những ý nghĩa của xã hội vào trong doanh nghiệp cũng như vạch ra một số điều cơ bản mà ông coi trọng bao gồm làm đúng và khiêm nhường.

Các nhà lãnh đạo làm lãnh đạo và các nhà quản lý làm quản lý - Ông Inamori là một người chủ tốt giúp tạo cảm hứng cho nhân viên làm việc tốt nhất thông qua việc hướng dẫn nhân viên về một nguyên nhân lớn hơn cả chính họ, điều mà các nhân viên ngày nay rất mong muốn.

2. Quản lý theo cụm nhỏ "Amoeba" lan truyền sự lãnh đạo xung quanh

Bằng cách cấu trúc sự quản lý công ty theo từng nhóm nhỏ mà ông gọi là "amoebas" Inamori đã phát triển hệ thống tăng cao sự lãnh đạo, quán sát và hiệu suất. Hiện nay, hơn 300 công ty bên ngoài đâng bắt chước theo mô hình quản lý này.

"Khi Kyocera phát triển vượt bậc và tăng trưởng về quy mô, tôi thiết tha mong mỏi làm việc với các đối tác mà tôi có thể chia sẻ niềm vui và nổi buồn trong công việc cũng như trách nhiệm quản lý nặng nề. Điều này giúp tôi chia sẻ công ty thành những cụm quản lý nhỏ mà tôi gọi là "amoebas." Các nhà lãnh đạo chọn lựa trong công ty được giao phó công việc quản lý với những cụm nhỏ amoebas. Bằng cách này, tôi phát triển rất nhiều nhà quản lý với sự nhân thức về quản lý. Nói một cách khác, đó chính là các đối tác kinh doanh."

Các đơn vị Amoeba, được những nhà lãnh đạo Amoeba hướng dẫn sẽ có kế hoạch cho riêng mình và mục tiêu cho riêng mình. Việc tính toán cũng được chia nhỏ theo từng nhóm để dẫn đến sự hiểu biết đúng đắn về năng xuất, sức mạnh và sự cần thiết của doanh nghiệp.

3. Người quản lý phải bỏ thời gian và nỗ lực để làm cho nhân viên vui vẻ và bớt tập trung vào các cổ đông.

Nỗ lực của ông Inamori là tập trung nhân viên và hệ thống quản lý vào đúng nơi và không phải chỉ là niềm vui của những nhà đầu tư. Ông cảm thấy rằng nếu nhân viên hạnh phúc, họ sẽ làm việc tốt hơn và tạo ra nhiều tiền cho doanh nghiệp và như vậy sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư.

"Lãnh đạo của công ty phải tìm kiếm cách làm cho nhân viên hạnh phúc, cả về thể chất và tâm hồn. Đó là mục đích của họ. Không phải chỉ làm việc vì lợi ích của các cổ đông." Ông cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Time.com



Có phản hồi đến “Lời Khuyên Của Tỷ Phú Nhật Bản Trong Quản Lý Doanh Nghiệp Theo Trí Tuệ Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com