Tôi còn nhớ vào những năm 1969 là những năm Phật Giáo Việt Nam cực thịnh. Tuy chiến tranh Việt Mỹ vẫn chưa chấm dứt, gia đình quyến thuộc của đôi bên bờ đất nước vẫn còn những sự ngóng trông có ngày đoàn tụ viới gia đình. Chư Tăng ni thì luôn chắp tay cầu nguyện sớm hòa bình cho Việt Nam và thế giới trong những buổi cầu kinh tại các chùa luôn còn vang vọng cho đến hôm nay :


Việt nam tươi đẹp
Thạnh trị thái bình
Nhân đạo nhân tâm
Kiên cường nhất trí

Thời thời cộng lạc

Xứ xứ phong quang
Chánh thể họp hòa
Nhân dân thống nhất
Văn minh khoa học
Đạo đức tâm linh
Đồng thể chơn thường
Đồng viên….

Mừng đại lễ Phật đản PL 2513 - DL 1969, Tăng Ni chúng tôi phải lo liệu về lương thực, thực phẩm để cung cấp cho các cháu cô nhi, ủng hộ vật chất cho những người nuôi dưỡng các cháu. Trong Tu viện, các thượng tọa Thiện Chơn, Giác Châu thì liên hệ giao lưu với các lãnh đạo tôn giáo bạn, trong đó có quý vị, như Ong Lý Văn Thạnh (Hòa đồng tôn giáo), để xin mượn bộ phim “Cuộc đời hóa đạo của đức Phật”; Thượng tọa Nhất Phương thì cung cấp bộ phim “Lịch sử Đức Phật thích Ca”…bộ phim nào cũng giá trị tương đối .

Lễ Phật đản PL 2513 - DL1969, không có gì vui hơn bằng chư Tăng ni được mời xem phim, các cháu cô nhi được xem phim, Phật tử được xem phim thật thích thú vô cùng. Làm gì thì làm, nhưng đến 23 giờ ngày 14/04 âl tất cả đều phải ngừng sinh hoạt để dành tâm trí cho lễ vía Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca đản sinh PL 2513 tôi thì nói theo sử Bắc tông Phật giáo, tức là lễ vía Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca. nói giảng theo Nam tông Phật giáo thì là lễ “tam hợp” tức là lễ “Bồ tát đản sinh”; lễ “thành đạo”, lễ “Phật Niết bàn”…

Nói gì thì nói, nhưng mọi người, người người, đoàn người lần lượt đến Tu viện thật đông dầy để dự lễ Phật đản sinh năm 1969.

Mùa hạ năm ấy, tôi là hiệu phó Trường Tiểu Học Lâm Tỳ Ni cũng vừa là Giáo viên dạy lớp Nhất (lớp 5) cho Tăng ni và cả các cháu cô nhi lớn tuổi (các Giáo viên tại đây đều được cử đi tu nghiệp Sư phạm tại Đại học Sư phạm – Saigon). Các cháu rất chăm học, ngoan hiền, có cháu hiện nay trở thành Nhà sư, thành hàng giáo phẩm của Giáo Hội.

Nói là cô nhi, nhưng thật ra các cháu là những con em của Gia đình Phật tử bị lâm nạn chiến tranh, con em của anh em Bộ Đội Giải Phóng Quân, những người đi tập kết ra Bắc, gởi gia đình vào Tu viện nhở chở che, nuôi dưỡng. Công đức nầy phần lớn phải nói là của HT Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước, NT Huệ Giác; vì các vị thật vô tư mà nuôi nấng bảo dưỡng các cháu, tránh hết những việc buôn bán các cháu cô nhi, tránh việc nhận phẩm vật từ các Hiệp hội Lions, Caritas.v..v..

Hòa Thượng Tôn Sư cương quyết không ký tên nhận phẩm vật từ các Hiệp hội của ngoại quốc.

Tất cả những sự nuôi nấng bảo dưỡng các cháu xuất phát từ lòng nhân đạo của các nhà Phật tử, nhà mạnh thường quân, nhà từ thiện trong nước hổ trợ mà thôi.
Chính bản thân của tác giả, từng đi tải gạo từ các nơi, như : Nhà Bè, Nhơn Đức, Rạch Vơi, Rạch Tôm…quê hương của cố Trụ Trì thích Thiện Chơn đem về nuôi đại chúng và các cháu.

Vào những ngày chuẩn bị cho đại lễ Phật đản năm ấy, Thượng tọa Trụ Trì phát tâm nhận làm xe hoa giúp cho HT Minh Nguyệt, Trụ trì chùa Tam Bảo vừa rước lễ Phật đản sinh, vừa đưa rước xá lợi Phật về tại chùa Tam Bảo, Dakao. Còn ở tại Tu viện thì thực hiện thánh cảnh bằng “hình động”, đức Sơ Sinh “ tay chỉ trời, tay chỉ đất” đi trên 7 hoa sen “đi tới đi lui” bằng máy kéo. Tức là đức Sơ sinh giáng trần bằng máy… Đây là việc làm có ý tưởng thật sâu sắc, kỷ thuật cao thời bấy giờ tại Quan Âm Tu Viện, cũng lắm khéo léo và tiến bộ; vì lúc bấy giờ không có nơi nào thực hiện. Những màn ảnh, hình bóng của Bà thánh mẫu Ma-gia, chư Thiên, vườn Lâm Tỳ Ni hiện nay vẫn còn lưu tại Tu viện, không ai dám vứt bỏ nơi nhơ uế.

Đối với quý vị Phật Tử ngày ấy thì đến Tu viện tham dự lễ cũng đông lắm khoảng năm sáu ngàn người; không phải đợi đến hôm nay Tu viện mới có đông người đến chiêm bái. Đã như thế, mà còn có quý Tôn túc Trưởng lão, như HT Đức Nhuận, HT Huệ Hưng, TT Tâm Châu, TT Thiện Hòa đến viếng thăm tham dự đại lễ.

Phổ Đà Sơn



Có phản hồi đến “Mùa Phật Đản Đầu Tiên (1969-2513) Tại Cô Nhi Viện Phước Lộc Thọ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com