Mary Jean Reimer, một diễn viên luật sư đã phát hiện sư giả trên phố Luân Đôn đã lật mặt một kẻ giả sư và yêu cầu hắn phải cởi bỏ y áo, hứa sẽ không tái phạm và theo Phật giáo.

Vào năm 2015, Mary Jean Reimer đã kết tội Sik Chi-ding, trụ trì của tu viện Ting Wai ở Hồng Kông thuộc quận Tai Po đã thu hàng triệu đô la cúng dường và kết hôn với hai nhà sư vì mục đích cư trú. Sư thầy và sư cô sau đó bị bắt vì nghi ngờ tham gia vào cuộc hôn nhân giả.

Là một Phật tử thắng kiện tu viện Ting Wai, Reimer đến Luân Đôn để tham dự khóa tu thiền vào tháng sáu ở Hertfordshire, phía Bắc của thủ đô Anh Quốc. Cô chạy theo một kẻ giả sư đang xin cúng dường ở Tottenham phía bắc của Luân Đôn.

Với một người bạn quay hình, Reimer đã yêu cầu người đàn ông đó dừng việc xin tiền và xuất trình tăng tịch. Người đàn ông đó đưa ra một tờ giấy giống bùa hộ mệnh để thay thế. Sau đó, cô yêu cầu hắn niệm chú đại bi nhưng hắn không thể.

Cô dọa sẽ gọi cảnh sát và yêu cầu người đàn ông đưa ra hộ chiếu cũng như cởi bỏ y táo. Ngụ ý để cho hắn đi, người đàn ông tên Chen nói với cô rằng hắn hứa sẽ quy ngưỡng Phật giáo.

Đoạn video được đưa lên trên trang cảnh báo Phật tử (Buddhist Alert), tài khoản facebook Reimer thiết lập vào năm 2016 để khuyến khích công chúng đưa ra những hành vi sai trái về Phật giáo. Đoạn video nhanh chóng lan truyền trên mạng gây ra những sự tranh cãi nảy lửa. Một người tên Mike, điều hành nhà hàng ở Bắc Kinh cho biết anh ủng hộ điều này. “Rất nhiều những người như vậy đến nhà hàng của tôi để xin tiền. Tôi đã nói họ nếu họ niệm được chú đại bi ba lần, tôi sẽ cúng dường. Nhưng họ chỉ bỏ đi.”

Một người khác tên Sam Lee, một nhà thầy xây dựng ở Hồng Koong sống ở Bắc Kinh, người tu tập Phật giáo hơn một thập kỷ cũng chỉ trích hành động của cô.

Các sư giả xin quyên góp trở thành một tai họa ở Nam Á. Ở Trung Hoa, một vài ngôi chùa cũng tham dự vào các hoạt động thương mại và ép khách du lịch cúng dường. Điều này khiến cho chính quyền trung ương ban hành lệnh cấm vào năm ngoái về việc tránh thương mại hóa các ngôi chùa Phật giáo và lão giáo cũng như các hoạt động mang lại lợi nhuận cho hai tôn giáo này.

Một người khác trên Lee cho biết dù anh không phản đối hành động của Reimer nhưng hành vi của cô có vẻ quá dữ dằn “Cô đã đi quá đà trong chiến dịch bài trừ sư giả.” Anh cho biết việc chỉ trích một người mặc y áo Phật giáo dữ dội và lan truyền điều này là một sự bất kính với các nhà sư thật. “Cô đã xử lý vấn đề không được khôn khéo.”

Cô cho biết Reimer dường như ủng hộ cuộc đàn áp toàn diện các nhà sư kêu gọi tiền bạc, điều này khác với kinh điển Bắc tông.

Phật giáo được chia làm ba tông – Mật Tông, Bắc Tông và Nam Tông tuân theo các giới luật khác nhau. Bắc Tông được thực hành ở Trung HOa, Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản. Nam Tông được thực hành ở Sri Lanka, Campuchia, Thái Lan, Lào và Miến Điện. Mật tông chủ yếu ở Tây Tạng.

Một nhà sư Nam Tông không được phép làm việc hay giữ tiền. Nhà sư phải tuân thủ giới luật khi đụng đến các vấn đề tài chính. Tuy nhiên, trường phái Bắc tông không xem tiền là điều ác và cho phép các nhà sư nhận cúng dường.

“Làm thế nào một nhà sư có thể tồn tại nếu bị cấm hết? Chiến dịch của Reimer có thể ảnh hưởng đến các nhà sư Bắc Tông nhận cúng dường cho các hoạt động chung. Cô ấy không thể sử dụng giới luật Nam Tông để tấn công các nhà sư Bắc Tông.”

“Truyền thống của tín đồ Phật giáo là nên tránh việc chỉ trích các nhà sư giả. Chừng nào người ấy còn mặc y áo, chúng ta phải tôn kính ngay cả người đó là giả danh.”

Phản biện lại cho hành động của mình, Reimer cho biết Đức Phật không khuyến khích sự khác nhau và chia cắt.

“Để giác ngộ, các tín đồ Phật giáo phải có trí tuệ và từ bi và không có trái tim chia cắt. Tôi muốn khôi phục lại Phật giáo về trạng thái nguyên thủy không có sự chia cắt.”

Mặc dù cô đã thắng vụ kiện dân sự chống lại tu viện Ting Wai ở Tai Po với phán quyết từ tòa án vào tháng 11, cô cho biết cô vẫn còn quay cuồng từ những vấn đề này.

“Tôi phải bán tài sản để trả án phí khổng lồ. Tôi chỉ vừa trả xong nợ vào tháng ba. Sức khỏe của tôi bị giảm dần.” Reimer cho biết.

“Tuy nhiên hành động của tôi đã dành được sự ủng hộ từ nhiều nhà sư. Công chúng cũng được khuyến khích để đưa ra các sai lầm của các nhà sư.”

Sáu cách để cho biết đó là một nhà sư thật hay giả.

1. Nói chung, các nhà sư từ những ngôi chùa thật không xin tiền trên phố (mặc dù một nhà sư Bắc Tông có thể xin tiền cho chi phí chuyến đi.)

2. Bất cứ ai cầm bát xin tiền trên đường phố là sư giả vì bát chỉ dùng để đựng thức ăn theo Phật giáo

3. Bất cứ ai rao trên đường phố bán những tấm giấy bùa, dây chuỗi đều là sư giả

4. Giới luật Phật cấm các nhà sư tham gia vào việc xem phong thủy, xem bói toán, xem chỉ tay hay các hoạt động về phong thủy

5. Các nhà sư thật không hành động dữ dội và sẽ vui vẻ cầu nguyện mà không đòi hỏi bất cứ điều gì

6. Các nhà sư thật sẽ sẵn sàng trả lời các câu hỏi về chùa họ thuộc về và những điều chung về Phật giáo như ngũ giới và tụng niệm.

Ngọc Hằng dịch

Theo scmp.com



Có phản hồi đến “Nữ Diễn Viên Luật Sư Hồng Kông Lật Tẩy Cởi Y Sư Giả Trên Phố Luân Đôn Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com