Một trong những hậu quả ngoài ý muốn khi nền kinh tế Peru phát triển quá nhanh là cuộc sống ở thủ đô trở nên rất căng thẳng. Lima, thủ đô của Peru được vây kính bởi các công trình xây dựng, cạnh tranh nghề nghiệp, nhà cửa đắc đỏ và giao thông kinh hoàng. Dù vậy, người dân vẫn tìm những phương cách để giảo tỏa các áp lực ấy. Một số người đã chuyển sang thiền của Phật Giáo.

Một ngôi chùa lâu đời ở Nam Mỹ nằm bên ngoài thủ đô Lima ở thị trấn Canete. Đó là một căn phòng lớn nền lát gạch men lạnh khi đi chân trần. Một điện thờ khá lớn phủ đầy nhang, hoa, tượng gỗ của các gia đình người Nhật Bản bắt đầu di cư sang đây từ những năm 1900s. Một số gia đình còn chọn cách giữ tro cốt người chết trong những bọc bằng vải trắng.

“Tro cốt ấy là của những người dân Nhật Bản di cư sang đây đầu tiên.” Carmen Toledo cho biết.

Cô cho biết sau Brazil thì Peru là nơi mà người Nhật sống đông nhất ngoài Nhật Bản. Họ giữ gìn rất nhiều truyền thống như xây chùa và kết hợp ẩm thực Nhật Bản với ẩm thực của Peru. Tuy nhiên, ngày càng có ít người đến đây thờ cúng. Những người đến đây đa phần là những người già bởi vì hầu hết con cháu của họ đã chuyển sang Thiên Chúa Giáo.

Khi tôi trò chuyện với sư cô Aurona Oshiro, người dẫn đầu cộng đồng Phật Giáo ở Lima, sư cô cho biết hầu hết những người đến chùa của cô không có nguồn gốc là người Nhật Bản. Họ tìm đến Phật Giáo vì những lý do khác nhau.

“Hầu hết mọi người nói với tôi là họ chỉ mong tìm một chút cảm giác bình an, không bị khấy động quá nhiều vì các bác sĩ khuyên họ nên đến đây.”
Sư cô Oshiro nói thêm rằng “mọi người dường như bắt đầu nhìn vào bản thân họ hơn.”

Có lẽ vì mọi người đang tìm kiếm một thứ gì đó để chống lại sự hỗn loạn ở thủ đô Lima. Julio Hevia, một bác sĩ tâm lý học cho biết. Ông đưa ra các ví dụ về tình trạng giao thông kinh hoàng “cho đến cuối cùng thì từng người đều gần với các sự va chạm xe cộ. Bạn thấy không điều này xảy ra ở mọi nơi mọi lúc.”

Đó là một trong những lý do mà cô Mariana Soria, khoảng 30 tuổi và làm việc trong bộ phận quản lý nghệ thuật đến chùa ở Lima để thiền hai lần một tuần. Gia đình của Soria không có gốc gác Nhật Bản và cha mẹ cô là những con chiên ngoan đạo. Cô bắt đầu thiền hành khoảng một năm trước đây.

“Tôi nghĩ là tôi đang tìm một thứ gì đó mà tôi không tìm ra trước đây. Tôi giao tiếp với mọi người ở nhiều phương cách khác với tôi từng làm ngày xưa. Và tôi liên hệ đến rất nhiều thứ: gia đình, bạn bè, bạn đồng nghiệp, tình huống mà tôi thấy chính mình trong đó.” Sori cho biết.

Vào một ngày chủ nhật gần đây, một nhóm người từ cộng đồng Nhật Bản đã tập trung tại chùa cùng tụng kinh dâng cúng thức ăn cho người quá cố. Trên bàn thờ là những dĩa bánh mỳ sandwich, bánh ngọt và ngay cả một bị khoai tây chiên.

“Nghi lễ rất quan trọng với tôi vì tôi muốn đi theo truyền thống gia đình” Pedro Ire, 60 tuổi cho biết.

Sư cô Aurora Oshiro cho biết việc kết nối hai thế giới – giúp đưa ra một không gian cho cộng đồng người Nhật Bản và liên kết với những người thuộc các truyền thống khác là cách giúp cho chùa phát triển. Và trong khi Lima có thể ngày càng căng thẳng hơn thì Phật giáo dễ dàng được chấp nhận.

“Lima từng rất rất khép mình. Giờ mọi người không còn quá nghi ngờ về thiền Phật giáo nữa.”

Sư cô cho biết cái đầu cạo nhẵn của cô không còn làm mọi người sợ hãi nữa.

Ngọc Hằng dịch

Theo Pri.org



Có phản hồi đến “Người Dân Peru Quy Ngưỡng Phật Giáo Để Đương Đầu Với Áp Lực Cuộc Sống”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com