Thật khó để tưởng tượng thầy Sik Hung trong y áo tu sĩ lại từng là một nhà môi giới chứng khoáng ở Hồng Kông cho đến khi thầy có cơ hội tham dự một trò chuyện tại tòa thị chính Hồng Kông và được giới thiệu một đoạn kinh mà thầy chưa bao giờ được nghe trước đó. Bài thuyết giảng nói về Kinh Kim Cương, ngắn nhưng rất có ảnh hưởng với truyền thống Phật giáo Đại Thừa và sau khi hiểu trí tuệ của đoạn kinh, thầy không muốn quay trở lại.

Thầy bắt đầu với việc tu học và sau đó là giảng dạy về Phật giáo, đặc biệt là làm tình nguyện viên tại những trung dành cho người sắp qua đời. “Tôi có hai chân trên hai con thuyền. “ thầy Hin Hung nhớ lại. “Một ngày tôi quyết định rằng nếu tôi vẫn tiếp tục như vậy, tôi sẽ không bao giờ thành công, cả trong kinh doanh và trong việc tu tập tâm linh.” Ở tuổi 37, thầy tiến sang một bước, quyết định xuất gia tại tu viện Po Lam trên bán đảo Hồng Kông.

Thầy đã bắt đầu nghiên cứu về Phật giáo hơn một thập kỷ khi thầy đi du học ở trường đại học Luân Đôn vào năm 1993. Sau khi trở về, thầy gặp hiệu trưởng của khoa khoa học xã hội tại trường đại học Hồng Kông. Họ than vãn về sự thiếu thốn các trung tâm nghiên cứu Phật giáo và cô ấy hỏi liệu thầy có quan tâm đến việc bắt đầu một trung tâm không.

Phân khoa này chính thức được thành lập vào năm 2002 và hiện nay đang thu hút sinh viên ở nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới – từ các nước Á Châu như Bhutan, Nepal, Sri Lanka và Tây Tạng đến xa như Châu Âu. “Chúng tôi có một lama rất giỏi từ Tây Tạng học ở đây. Chúng tôi ngay cả có một nữ sinh Tây Tạng vừa tốt nghiệp năm trước.” Thầy Hin Hung quan sát.

Phân khoa cũng mở ra cho các sinh viên của mọi truyền thống tâm linh: hiện có hai mục sư Thiên Chúa Giáo đang tu học ở đây, một từ Bắc Âu và một từ Philippines.

Thừa nhận rằng nghiên cứu Phật giáo, như bất cứ ngành học nâng cao nào, có thể có lúc nào đó khô cạn. Nó thường đòi hỏi yêu cầu về ngôn ngữ, như tiếng Pali, Sanskrit, và Tây Tạng. Những tập sách dày trên bàn của thầy Hin Hung trong ngày mà tôi đến gặp thầy là một luận văn tiến sĩ do một sinh viên từ New Zealand nộp.

Tuy nhiên, giá trị học của nó, đóng góp một vai trò quan trọng trong việc làm cho Phật giáo trở nên phổ biến là sự phổ quá những kỹ tuật về nhiều loại thiền khác nhau. Ví dụ như là thiền giúp giảm căng thẳng và các phương cách có thể giúp con người trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Một cách quốc tế, thầy Hin Hung cho biết, đặc biệt là trong năm sau khi Đức Đai Lai Latma được nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989, Phật giáo bắt đầu nhận được sự chấp nhận rộng rãi hơn và không còn được xem là cứng nhắc và lỗi thời.

Ngồi trong văn phòng tại trường đại học Hồng Kông, thầy Hin Hung nói về một nhân vật với trí tuệ quán chiếu. Thầy nói về sự chú tâm mà một người có thể kỳ vọng từ một thiền sư, thỉnh thoảng là lần chuỗi hạt. Mắt thầy sáng lên khi tôi hỏi về Phật giáo và tư vấn, rõ ràng là về một chủ đề rất gần với thầy. “Tôi trở nên quan tâm đến việc kết hợp giữa những lời giảng của Phật giáo và tâm lý trị liệu từ trước đó.” Thầy liên hệ.

Trung tâm cũng tổ chức các nghiên cứu sử dụng điện não độ EEG, một phương pháp trong khoa học thần kinh rất phổ biến ở các trường đại học phương Tây, để theo dõi và ghi nhận những hoạt động trên não.

Tuy nhiên, thầy Hin Hung lưu ý rằng rất nhiều nhà khoa học phương Tây, đặc biệt là về việc thực hành thiền chánh niệm chỉ quan tâm đến một phần nhỏ trong những lời dạy của Đức Phật và tu tập. “Trong bát chánh đạo, thiền chỉ là một phần ; bạn vẫn còn bảy phần khác.” Thầy lưu ý.

Điều mà thầy Hin Hung mong muốn là tạo nên một chương trình bao gồm mọi vấn đề trong giáo pháp Phật, một tham vọng dẫn dắt thầy đến cuộc thí nghiệm với sự phát triển những mô hình theo phương pháp trị liệu của thầy. Hai chương trình đến giờ này đã được sinh ra : Rèn luyện nhận thức và trị liệu chánh pháp. “Chúng tôi tin rằng nếu một người phát triển lòng từ bi và trí tuệ của việc không dính mắc thì tất cả mọi vấn đề sẽ được biến mất.” Thầy cho biết.

Có hai cách tiếp cận, cùng với nền tảng lý thuyết của chúng sẽ hình thành nên một phần kết hợp với chương trình thạc sĩ Tư Vấn Phật Học mới của trường Đại học Hồng Kông sẽ chuẩn bị cho họ trở thành những nhà trị liệu và tư vấn tốt hơn và có tiềm năng sẽ chuẩn bị cho các sinh viên trở thành những giáo sĩ Phật giáo.

Đại học Hồng Kông hiện đang làm việc trên chương trình mới về giáo sĩ Phật giáo và tôi hỏi liệu họ có tìm kiếm việc rèn luyện các Latma. Thầy Hin Hung trả lời “Vâng, một điều gì đó như thế. Tuy nhiên chúng tôi muốn làm một điều gì đó rộng lớn, có tính cách học thuật và có một nền tảng vững chắc và tốt và một ít sự hướng dẫn về đạo đức.” Thầy Hin Hung mong muốn trình bày về tâm lý trị liệu của Phật giáo mà không cảm thấy thầy cần phải trang trí nó trở thành một cái gì

Nhiều người có lẽ cũng tự hỏi tương lại của Phật giáo hiện đại sẽ như thế nào. Thầy Hin Hung lưu ý rằng liệu đó là tương lai của Phật giáo như “tôn giáo” , thầy không chắc lắm nhưng Phật giáo như là một triết học và con đường sống rõ ràng sẽ phát triển. Có một điều thầy lưu ý không có nhiều người sẵn lòng để tin vào luân hồi, mặc dù họ có lẽ tin vào những lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, “nếu bạn không tin vào luân hồi, thì bạn không phải là một Phật tử đúng.” Thầy khẳng định.

Tuy nhiên liệu thầy Hin Hung có biết rằng một ngày nào đó thầy sẽ giúp tìm ra cái mà hiện nay trở thành một trong những trung tâm dẫn đầu của châu Á về nghiên cứu Phật giáo? “Vâng, có lẽ… Tôi được giao nhiệm vụ này, có lẽ” Thầy nói, khi tôi hỏi nếu con đường này đến từ một thương gia sang một nhà sư có phải là do nhân quả hay là tiền định không.

Ngọc Hằng dịch

Theo Buddhistdoor.net



Có phản hồi đến “Hồng Kông: Một Nhà Môi Giới Chứng Khoáng Thành Nhà Sư Cải Cách Giáo Dục Phật Giáo Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com