VẤN: Những ngày gần tết và đầu năm con rất mệt cũng như khổ sở. Gia đình con sinh sống ở miền Bắc, trong nhà thờ Phật, tết lễ đều đi chùa nhưng không ai biết gì về Phật Giáo. Mẹ con chẳng những không đi chùa còn đi miếu xin lộc xin tài. Kể từ ngày 23 tháng chạp phải đi xin quẻ xem bói để cúng ông Công ông Táo, hóa đủ thứ vàng, đôi khi còn bắt con dâng lễ cúng mặn đến cả chùa dù con khuyên là không đúng theo lời Phật dạy. Vì sự mê tín nên suốt ngày tết mẹ con đi đủ thứ tứ phủ, lên đồng, miếu đình bảo để xin lộc, bắc con mang các lá bùa vào người để có bình yên. Con thật sự quá mệt mỏi nhưng không biết khuyên mẹ và gia đình thế nào cho đúng. Xin Sư hoan hỉ chỉ dạy con nên làm thế nào để sự mê tín trong gia đình con giảm bớt và để chúng con được đón mừng năm mới đúng theo lời Phật dạy tốt đẹp nhất.

ĐÁP: Người Việt Nam đến ngày nguyên đán gọi là ngày rộn ràng nhất, thường có những ngày chuẩn bị đón xuân, mừng thành tựu các sự việc trong năm cũ, trẻ con, người trẻ mừng được lên thêm một tuổi, những cụ già từ 70 tuổi trở lên thì mừng được sống thêm một tuổi nữa và mừng lên được những kế hoạch ăn nên làm ra trong năm mới. Đặc biệt những tế lễ cúng kính đều được thực hiện đúng theo phong tục tập quán của từng làng mạc, và trong các thôn xóm.

Trong 3 ngày xuân, ngày nào cũng vui, dù làm việc gì có mệt mỏi đến đâu cũng gọi là làm cho vui, đi chùa lễ Phật, mừng tuổi ông bà cha mẹ là vui, đốt pháo, uống rượu, hái lộc, xin lộc xin tài là vui, rước lân đến nhà... tất cả cũng chỉ là nét văn hóa phong tục tập quán người Việt Nam vui ba ngày tết...

Tết đến, khí trời đầu xuân mát mẻ, dù các bạn có mệt mỏi cũng là vui, chẳng qua vì đó là phục vụ cho những ngày đầu xuân. Ở nông thôn Việt Nam, chuẩn bị cho các ngày vui tết rất chu đáo, bắt đầu từ ngày mùng 10/chạp tổ chức hái lá mai, kích thích cho hoa mai trổ đúng ngày tết, chăm sóc hoa hồng, anh đào, hoa osaka, hoa kiểng, giã bánh phòng, nấu bánh tét, làm dưa giá, nấu một nồi thịt kho thật to (chờ ngày mùng 02 mới ăn, vì ngày ba mươi, mùng một thường là ăn chay)... Ngày 23 đưa ông táo về trời, đến ngày 25 đi tảo mộ những người thân đã qua. Trong 03 ngày tết mọi người gặp nhau chúc tụng cho nhau những lời tốt lành, ai ai cũng vui lòng quét rác gom vào xó nhà trên, không dám đem rác thảy ra khỏi nhà, ai quét sạch nhà sạch cửa bị ông bà quở trách nhẹ, sợ tiền của trong năm sau đi mất hết...người người từ lớn đến nhỏ lấy ý niệm đó làm vui.

Nhẫn đến nhìn thấy một cụ già tóc bạc phơ cũng là vui, cụ thể là 3 cụ Phước Lộc Thọ, ông Thần Tài được tôn trí trên bàn bánh mứt, thấy một cụ già bình thường cũng là vui, như bài thơ sau đây cụ nhà thơ Vũ Đình Liên từng diễn tả:

                              ...

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

      Ở Việt Nam, ngày 25 tết các chùa xưa có tục úp chuông, mõ gia trì, dùi chuông dọn dẹp ghế bàn vào trong cho đến ngày 30 tết bắt đầu sắp xếp dọn ra. Những ngày chùa úp chuông mõ là thời gian quý Thầy nhỏ được phép về quê thăm thân quyến đến ngày 30 tết trở lại chùa khai chung bảng, làm Phật sự đón xuân (hệ phái Quan Âm tu viện, không úp chuông mà vẫn tụng kinh niệm Phật bình thường). Quý Thầy còn như thế, huống chi Phật tử, các bạn vui tết thì cứ đón xuân vui tết cho lành mạnh, mọi việc làm của ông bà cha mẹ, xưa bày nay vẽ chỉ vì vui 03 ngày xuân.

      Tuy nhiên Sư cũng có lời khuyên: mọi phong tục tập quán lỗi thời mê tín cũng nên bỏ bớt, nên duy trì và phát huy những nét văn hóa quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc.

      Chúc nguyện, quý Phật tử, mọi người hưởng một mùa xuân Quý Tỵ - 2013 an lạc, gia đình an khang hạnh phúc.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Làm Thế Nào Để Khuyến Hóa Gia Đình Tu Hành Và Giảm Sự Mê Tín Dị Đoan Trong Những Ngày Đầu Năm Mới?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com