Yarrchen Gar, còn được biết đến với tên gọi Yaqing Orgyan, là một tu viện đa phần chỉ toàn dành cho ni

Cuộc sống trong điều kiện vô cùng thô sơ, họ cống hiến hết mình vì đức tin và cả cuộc đời sống ẩn dật.

Được thành lập vào năm 1985 bởi Latma Rinpoche, Yarchen Gar tọa lạc ở quận Baiyu ở Garze của vùng tự trị Tây Tạng. Nó cách mực nước biển khoảng 4,000 mét, không dễ để chạm đến nhưng lại là nhà dành cho 10,000 tín đồ và là một trong những đoàn thể tăng ni Phật giáo lớn nhất thế giới.

Các tín đồ sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt để chứng minh sự tôn sùng với những lời dạy của Latma Rinpoche, người nhấn mạnh đến sự giác ngộ thông qua thiền định, gian khổ và sám hối.

Trên một lối đi mòn bao quanh cả ngọn đồi kế bên, các tăng ni đang vừa tam bộ nhất bái, một dạng lạy Phật khi tín đồ quỳ xuống chạm đất sau hai bước đi.

Những nhà vệ sinh thô sơ được treo trên bờ sông và hạ lưu, nước được dùng cho vệ sinh cá nhân, giặt đồ và chuẩn bị thức ăn, làm cho cuộc sống ở đây rất dễ bị đe dọa bởi bệnh thương hàn.

Sự hiện đại hóa, tuy nhiên, dường như cũng chạm vào cuộc sống của các sư cô theo cách này hay cách khác với những cửa hàng do các tăng ni điều hành rải rác xung quanh, bán những mặt hàng thương mại. Giữa giờ hành thiền và tam bộ nhất bái, những người cả già và trẻ đi mua sắm y áo mới, những chiếc mũ đội màu vàng màu đỏ thời trang, giày và hàng hóa điện tử.

Rất nhiều sư cô dường như đi bộ với tai nghe gắn vào điện thoại thông minh trên tay.

Sự hiện đại hóa cũng đã tìm đường đến với với những nơi xa xôi tu hành nhất.

Khoảng 77% những cư dân ở quận Garze là có nguồn gốc người Tây Tạng. Ở Yarchen Gar, số luowngj thật là không rõ nhưng tăng đoàn có nguồn gốc là người Tây Tạng với rất ít người có thể nói bằng tiếng Hoa. Điều được biết là số lượng người tăng lên vì sự trục xuất từ tu viện Larung Gar ở phía Bắc.

Ngay cả với những vấn đề với chính quyền trong vài năm qua, dường như số lượng người hành hương không hề suy giảm tại vùng đất linh thiêng này

Vào năm 2018, sự hạn chế đã được giảm bớt và khách du lịch hiện nay được đến đây vì sự nới lỏng chính sách.

Người dân Trung Hoa và khách du lịch phải có thẻ ID để kiểm tra khi đến. Điều thú vị là làm sao mối quan hệ giữa tín đồ và chính quyền phát triển trong những năm tiếp theo, đặc biệt là khi sự trục xuất ở Larung Gar làm tăng số lượng người đến Yarchen Gar.

Ngọc Hằng dịch

Theo Aljazeera.com


Yarchen Gar là tu viện hầu hết dành cho ni, với khoảng 10,000 sư cô


Trong 100 ngày mùa đông các sư cô sẽ sống trong những căn lều nhỏ này để thiền định và chứng tỏ quyết tâm với niềm tin của mình


Tam bộ nhất bái trong một dặm


Sau giờ cầu nguyện buổi trưa, rất nhiều sư cô mua đồ ăn nhẹ và có một giờ nghỉ ngơi trước khi công phu vào buổi chiều

Những nhà vệ sinh sơ sài tại Yarchen rất thô sơ không có nước. Nhiều sự đầu tư vĩ đại đang tiến hành để hiện đại hóa tu viện


Các sư cô đang sửa nhà. Yarchen Gar hầu hết đều là tự túc khi các tăng ni chia sẻ công việc với nhau


Trong ngày mùa hè nóng nực, hai sư cô dùng những chiếc muỗng nhỏ để lọc ấu trùng từ một vũng bùn. Họ sẽ làm việc cho để cứu càng nhiều ấu trùng cho đến khi vũng bùn khô

Những căn lều nhỏ bán thức ăn nhẹ xung quanh Yarchen Gar cho các sư cô mua giữa những giờ tụng niệm. Những nơi này thường bán khoai tây chiên cay

Tại cửa chánh điện các sư cô đang lau dọn liên tục

Ở những ngọn đồi xung quanh, các sư cô đang thiền và tránh xa khu trung tâm nghẹt thở

Trên đường đến tu viện, các sư cô mang kinh sách Phật giáo

Các sư cô lớn tuổi chăm sóc nhà bếp. Có người ở đây trên 20  năm

Các sư cô trẻ đang tập thổi kèn sau giờ cầu nguyện buổi tối

Hầu hết các sư cô đều có điện thoại thông minh dùng để chơi game hay xem pháp thoại của các vị thầy nổi tiếng

Mỗi buổi sáng, các sư thầy và sư cô đều thiền hành xung quanh Yarchen Gar và các ngọn đồi kế bên



Có phản hồi đến “ Chùm Ảnh: Cuộc Sống Bên Trong Tu Viện Ni Lớn Nhất Thế Giới Ở Tây Tạng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com