1. DẪN NHẬP

Theo quan điểm nhà Phật, hôn nhân không phải là thánh thiện cũng không xấu xa. Phật giáo không xem hôn nhân như là một bổn phận tôn giáo mà cũng không phải một lễ ban phước được an bài nơi cõi Trời. Người bi quan nói rằng trong lúc một số người tin rằng hôn nhân là do trời sắp đặt, những người khác lại nói nó cũng đã được ghi vào sổ ở cõi Âm ty địa ngục! Hôn nhân là một bổn phận cá nhân và xã hội, nó không phải là bắt buộc. Người đàn ông hoặc người phụ nữ có quyền tự do kết hôn hoặc ở độc thân. Ðiều này không có nghĩa là Phật giáo chống lại hôn nhân. Không ai trên thế gian này nói hôn nhân là điều tồi tệ, cũng chẳng có tôn giáo nào chống lại hôn nhân.

Thực tế, tất cả mọi sinh vật thành hình là do kết quả của đời sống tình dục. Giữa nhân loại, tập tục hôn nhân đã xảy ra, qua đó xã hội loài người đảm bảo được sự tồn tại và mặc nhiên lớp trẻ cần được quan tâm chăm sóc. Sự kiện này dựa trên sự tranh cải cho rằng trẻ con được sanh ra do bởi dục lạc, chắc chắn cha mẹ chúng phải có trách nhiệm giáo dưỡng, ít nhất cho tới khi chúng trưởng thành. Và hôn nhân đảm bảo rằng trách nhiệm này cần được hậu thuẫn và thực thi.

Một xã hội phát triển qua một mạng lưới của những mối quan hệ có mối liên kết và hỗ tương lẫn nhau. Mỗi mối quan hệ là một sự cam kết chân thành để hỗ trợ và bảo vệ những người khác trong một nhóm hoặc một cộng đồng. Hôn nhân đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới của những mối quan hệ đem lại sự hỗ trợ và bảo vệ. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần phải nuôi dưỡng và phát huy dần dần từ sự hiểu biết chứ không phải bốc đồng, từ lòng chân thành thật sự chứ không phải là sự thỏa mãn nhất thời. Tập quán hôn nhân mang lại một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển văn hóa, một sự kết hợp đầy thú vị giữa hai cá nhân được chăm sóc và thoát khỏi cô đơn, mất mát và sợ hãi. Trong hôn nhân, người này phát huy một vai trò kết hợp hài hòa, đem lại sức mạnh và dũng khí cho người kia, mỗi người thể hiện sự nhận thức đầy thông cảm và giúp đỡ người khác trong việc chăm sóc và cung cấp cho gia đình. Ðừng có ý tưởng cho là đàn ông hoặc đàn bà là kẻ cả - người này kết hợp hài hòa với người kia, hôn nhân là một sự kết hợp bình đẳng, dịu dàng, bao dung, và an vui.

Trong nhà Phật, người ta có thể tìm thấy tất cả những lời khuyên cần thiết để người ấy có thể sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Mọi người đừng bỏ qua lời dạy của đấng Giác Ngộ nếu thật sự muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Trong những bài pháp của ngài, Ðức Phật có nhiều lời dạy khác nhau cho những cặp vợ chồng và cho những ai đang có ý định lập gia đình. Ðức Phật đã dạy rằng: "Nếu một người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết và người phụ nữ có thể tìm được một người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thật sự là may mắn."

2. BẢN CHẤT CỦA TÌNH YÊU VÀ LẠC THÚ

Tình yêu.

Có nhiều khuôn mẫu tình yêu khác nhau, và chúng được thể hiện khác biệt nhau như tình mẫu tử, tình phụ tử, tình huynh đệ, tình cảm, tình dục, tình yêu vị kỷ, và tình yêu vô lượng.

Nếu người ta chỉ phát huy tính nhục dục hoặc tình yêu ích kỷ đem lại cho người khác thì loại tình yêu này không thể bền vững. Trong mối quan hệ thương yêu chân thật, một người chồng chỉ quan tâm tới những khía cạnh tình yêu xác thịt, luôn nghĩ đến một người phụ nữ trẻ đẹp hơn. Loại tình yêu đó là tình yêu thú vật hoặc lòng dâm dục. Nếu một người đàn ông thật sự phát huy tình yêu như là một sự biểu hiện mối quan tâm của con người với một con người, người này sẽ không đặt nặng vẻ đẹp bên ngoài và sự thu hút về thể xác của người phối ngẫu của mình. Vẻ đẹp và sự hấp dẫn của người phối ngẫu sẽ ở trong trái tim và tâm (hồn) của anh ta. Người vợ theo giáo pháp Ðức Phật thì anh ta sẽ không bao giờ bỏ bê người chồng của mình thậm chí khi anh ta già cả, nghèo khó hoặc bệnh tật.

"Tôi có một nỗi lo sợ rằng một cô gái tân thời muốn trở thành nàng Juliet để có một tá chàng Romeo. Cô ta thích phiêu lưu trong tình yêu ... Người con gái tân thời mặc quần áo không phải để bảo vệ thân thể khỏi nắng mưa, gió rét, nhưng để thu hút sự chú ý. Cô ta nâng cao bản chất bằng cách tô điểm thân xác và trong có vẻ khác thường." - (Gandhi)

Tình dục.

Bản thân tình dục không phải là "xấu xa". Nhưng sự cám dỗ và tham ái của nó đã quấy rầy sự an lạc của tâm, và như thế không dẫn đến sự phát triển tâm linh.

Trong tình huống lý tưởng, tình dục là kết quả của một mối quan hệ tình cảm sâu sắc, ở đây cả hai bên cho và nhận bình đẳng.

Sự mô tả về tình yêu bởi những tập đoàn thương mãi qua hệ thống thông tin đại chúng theo chúng ta cho rằng "văn hóa phương Tây không phải là tình yêu thật sự". Khi một con thú hoang muốn tình dục, nó tỏ "tình yêu" của nó, nhưng sau khi thỏa mãn tình dục, nó liền quên đi cái "chữ tình". Ðối với loài thú, tình dục chỉ là bản năng cần thiết đưa đến sự sinh sản. Nhưng con người có nhiều hơn để dâng hiến trong khái niệm của tình yêu. Bổn phận và trách nhiệm là những thành phần quan trọng để duy trì sự hài hợp, đoàn kết , và hiểu biết trong một mối quan hệ giữa nhân loại.

Tình dục không phải là thành phần quan trọng nhất đối với hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Những người đã trở thành những kẻ nô lệ cho tình dục chỉ làm tan mất tình yêu và lòng nhân đạo trong hôn nhân. Ngoài điều đó ra, người phụ nữ phải ngừng ngay ý nghĩ xem mình như là một món đồ vật của lòng ham muốn của người đàn ông. Biện pháp khắc phục này nằm trong tay của phụ nữ hơn của người đàn ông. Cô ta phải từ chối việc trang điểm bản thân chỉ để làm hài lòng người đàn ông, ngay cả người chồng mình. Nếu cô ta muốn trở thành một người bình đẳng với một người đàn ông. Cô ta phải ăn mặc để chân giá trị của mình được nâng cao, và không bị trở thành một biểu tượng tình dục. "Hôn nhân luôn chỉ cốt để thỏa mãn lòng ham muốn thì không phải hôn nhân. Nó là tính dâm đãng." - ( Gandhi )

Thật sự tình yêu là sản phẩm của tình dục, nhưng điều trái ngược tương tự đúng như vậy: Tình dục là một biểu hiện của tình yêu. Trong cuộc sống hôn nhân hạnh phúc lý tưởng, cả tình yêu lẫn tình dục không thể tách rời nhau.

Sự giải thích của Ðức Phật

Chúng ta có nghiên cứu giáo pháp của Ðức Phật về những tình cảm mà người đàn ông và đàn bà dành cho nhau, Ðức Phật dạy rằng ngài chưa bao giờ thấy bất cứ đối tượng nào trong thế gian này lại thu hút sự chú ý của người đàn ông hơn là hình ảnh người đàn bà. Cùng lúc ấy sự thu hút chính đối với người phụ nữ là hình ảnh người đàn ông. Theo tự nhiên có nghĩa là, người đàn ông và người đàn bà đem lại cho nhau lạc thú trần tục. Họ không thể đạt được hạnh phúc này ở những đối tượng khác. Khi chúng ta quan sát cẩn thận, chúng ta nhận thấy rằng trong tất những sự việc đem lại khoái lạc, không có đối tượng nào khác có thể làm thỏa mãn ngũ căn cùng một lúc ngoài hình ảnh của người đàn ông, và đàn bà.

Người Hy Lạp cổ đã biết được điều này khi họ nói rằng, khởi thủy của đàn ông và đàn bà là một, họ bị tách rời và hai phần được chia sẻ ra đó liên tục tìm kiếm để tái hợp lại.

Lạc thú

Theo tự nhiên, những người trẻ tuổi thích được hưởng thụ những niềm lạc thú trần tục mà chúng có thể là những điều tốt lẫn xấu. Những điều tốt như là sự thưởng thức âm nhạc, thi ca, khiêu vũ múa hát, thức ăn ngon, mặc đẹp và những theo đuổi tương tự thật sự không gây nguy hại cho cơ thể. Chúng chỉ làm cho chúng ta xao lãng không thấy được bản chất mong manh và bấp bênh của sự hiện hữu và do đó làm cho con người chúng ta không thể cảm nhận được bản chất thật của bản Ngã.

Ngũ quan và những cảm giác của người trẻ tuổi hết sức nhạy bén và tinh anh, họ rất thích được thỏa mãn ngũ căn. Hầu như mỗi ngày, họ dự tính và suy nghĩ về những phương cách để thỏa mãn dục lạc. Bởi chính ngay bản chất của cuộc sống, người ta chẳng bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với bất cứ những khoái lạc mà chúng ta đã trải qua và kết quả bởi ham muốn đã liên tục chỉ tạo nên những sự khắc khoải và lo âu.

Khi một người không còn khát khao dục lạc và không tìm kiếm sự thoải mái xác thân cùng với người khác phái. Nhu cầu lập gia đình không còn phát sinh. Khổ và lạc thú trần tục cả hai là kết quả của lòng ham muốn, chấp thủ và cảm xúc. Nếu chúng ta cố gắng kiểm soát và đè nén những cảm xúc của mình bằng cách bắt chước những phương sách xa rời thực tế thì chúng ta chỉ tạo nên những băng hoại trong thâm tâm của mình. Do đó, chúng ta phải biết làm cách nào để điều khiển và kiểm soát sự đam mê của con người chúng ta. Không cư xử tệ bạc hoặc sử dụng sai trái sự đam mê này, chúng ta có thể huấn luyện những nỗi khát khao của chúng ta nhờ vào sự hiểu biết đúng đắn.

Hòa thượng Sri K. Dhammananda
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt



Có phản hồi đến “Bản Chất Của Tình Yêu Và Lạc Thú”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com