Mục Lục

Năm 1960, tuy là đệ tử của Ðại lão Hòa Thượng thượng Quảng hạ Ðức nhưng Sư phát tâm xuất gia theo Ðức tôn sư Hòa Thượng thượng thiện hạ Phước, về non núi tu hành, đến ngày 30 tháng 7 năm Ất tỵ (1965) chiến tranh Việt Mỹ tàn phá chùa chiền núi non, nên phải tản cư về Saigon và nhiều nơi tiếp tục đi học.

Lúc còn ở non ngày thì công quả, làm cây làm củi trong rừng, đêm về tụng kinh: 18 giờ lễ Phật – 19 giờ khóa lễ Tịnh Ðộ tối, 23 giờ tụng kinh Ðịa Mẫu, 4 giờ sáng tụng kinh Phổ Môn, Thập Chú – 6 giờ sáng lễ Phật – 7 giờ vào rừng tiếp tục làm công quả.

Ban ngày, có khi vừa làm công quả, thì lúc 9 giờ ở rừng phải về chùa tụng kinh Vu Lan, 12 giờ tụng kinh Ðịa Mẫu, 16 giờ Công phu chiều.

Năm 1962 đi học Phật Pháp tại Phật học đường Tây phương Bồng đão. Thời gian công quả và thời gian tụng kinh, niệm Phật tất bật lắm phải không các bạn, nhưng lúc bấy giờ ở non núi có cả 500 Tăng Ni đều chấp nhận được, tất cả đều chấp nhận đồng tu, ai không chấp nhận thì xin hạ sơn, tu theo thế gian.

Xin nói về việc tu ở thế gian cho các bạn nghe: “…năm 1966 khi tản cư về cư trú chùa Tr… một ngôi chùa ở đường M…… cũ (gần ngã bảy), ban ngày đi học ở đường Võ Di Nguy, Phú nhuận đêm về muốn tụng kinh nhưng khó, vì mình là Tăng lữ hành ở tạm để đi học, ít được sách tấn dự vào những sinh họat của chùa, chí ít cũng là khóa lễ Tịnh độ tối hay khóa lễ Công phu khuya, Công phu chiều; chư Tăng, chú Tiểu muốn công phu phải chờ Phật tử đến mở cửa Chính điện rồi mới được vào tụng kinh, người xuất gia mà không phải động đến những Phật sự của chùa, thành ra chán nản, có khi bỏ kinh kệ…”. Xem ra thời ấy không có gì phải nhọc công tu hành phải không các bạn. Trong những năm 1967, 1968, 1969 có chùa thực hiện ba thời công phu bằng băng từ, băng cassette thế chư Tăng!

Một ngôi chùa ở Th……, hiệu Li……., chùa hiệu Lo……ở xã B……, chùa hiệu B…. xã Th……, thuộc huyện V…..Ðến giờ công phu thì vị Trụ trì mặc áo tràng, chiếc áo cả năm không giặt, lổ tàng nhang cháy tứ tung, nói là mặc cho vui chứ Thầy chỉ tròng vào vai cho có lệ như mấy ông “nhạc sĩ trổi nhạc lễ tang”…rồi đi dâng hương, dộng ba hồi đại hồng chung, đánh ba hồi chuông gia trì, ba hồi trống, ba hồi bảng, ba hồi mõ…xem như đã công phu xong, rồi ra nằm võng đẩy đưa vậy thôi.

Nhận định:

Tuổi 15, tuổi 20 là tuổi học tập, tuổi giúp việc nhà một phần nào cho cha mẹ, góp phần mang lại niềm vui cho gia đình, làm ấm áp nhà cửa, tâm tánh siêng năng học hành sanh trưởng, tốt hoặc xấu cũng sanh trưởng, nhưng thường là con nhà Phật tử đại đa số sanh trưởng tánh thiện, quan tâm về việc thiện, không dám đánh đập thú vật, nhẫn đến không dám giết hại loài vật lớn hay nhỏ, rất thương loài vật, lòai cựa động có ý tưởng tìm sự sống, không làm việc hiếp đáp những người yếu đuối già cả mà còn giúp đỡ cho họ qua truôn hiểm trở khó khổ về kinh tế, đừng bỏ qua những việc tốt lành tương thân tương ái với thôn lân láng giềng. Các bạn là Phật tử chưa ăn chay trường chưa phải là nhà tu ở chùa, đời sống cần có sự hội nhập gắn liền đời sống của mình với đời sống của xã hội, tập lần đến “ăn chay trường” góp phần làm cho xã hội ngày càng có trật tự văn minh hiếu hòa, mang lại sự bình an cho mọi người xung quanh, khu phố xóm làng.

Ở tuổi nầy các bạn đã có nhiều thiện chí, bổn phận rồi, có trách nhiệm với người trên kẽ dưới, có nhận định và thể hiện tấm lòng khoan hòa, biết bao dung từ ái, bồng bột hăng say, có khi không dừng lại được những sự bồng bột của mình. Trong cuộc đời mình có khi mình làm sai nói sai với người lớn, nhưng tự nghĩ là đúng, thật ra thì cái đúng của các bạn chưa đúng lúc, cái đúng của người lớn so với các bạn thì lúc nào cũng đúng 60 %, còn các bạn chỉ đúng ở mức độ 40 %, gọi là đúng đấy, nhưng chưa đúng lúc, thành ra sai với người lớn.

Chúng ta là con cái của gia đình Phật tử, trong quá trình tu tập niệm Phật, thường thì có lần tràng hạt, đừng bao giờ quên hay e ngại việc lần chuổi tay 18 hột, đi học cũng đem theo để trong túi áo, để trong cặp học, không nên để túi quần, không đeo chuổi vào nhà tắm nhà xí, những nơi ô uế… thỉnh thoảng lúc ở nhà, ngồi ở đâu đó nhưng sạch sẽ thoáng mát đem chuổi ra lần tràng niệm Phật, hay đeo trên tay, trên cổ để được Phật lực, Bồ tát gia hộ; các ma chướng, sự hung ác không tới lui với các bạn, không xâm nhập vào các bạn, lần chuổi niệm Phật trừ được các ma hung tợn, những việc bất thiện của thế gian đến bên mình và thâm nhập trở thành quyến thuộc của mình. Ðeo chuổi bên mình cũng nhằm để cân nhắc, chúng ta là con nhà Phật, không có những hành vi cử chỉ đi ngược lại xã hội gia đình, hoặc chính bản thân nhà đạo của mình.

Ðêm đến, ngòai việc xem phim truyện lành mạnh, xem nghe tin tức báo đài, học bài, khi xong việc, theo thời dụng biểu gia đình nên phát tâm tụng một thời kinh từ 20 đến 30 phút, trong khoãng thời gian từ 19 giờ 30 đến 20 giờ. Vào lúc 5 giờ sáng mặc áo tràng lạy 12 câu nguyện danh hiệu Quán Thế Âm hay 12 câu nguyện danh hiệu Phật A Di Ðà….lạy như thế vừa bổ ích “trí lực” vừa tăng cường “thể lực” trong cuộc sống hằng ngày. Nhớ khi đứng lạy thì lạy theo phong cách “chữ nhứt”, chắp tay thì phải để hai ngón tay cái xếp chéo vào nhau gia cố cho tâm quyết thêm vững vàng; nhớ mặc áo tràng, nam thì mặc áo nâu, nữ thì mặc áo lam, khi mặc niệm bài chú như thế nầy:

Thiện tai giải thoát phục

Bát tra lễ sám y

Ngã kim đảnh đới thọ

Thế thế thường đắc phi

Nam mô Ca sa Tràng Bồ tát (3 lần)

Trước khi đi làm việc ở cơ quan hay xí nghiệp công ty, hoặc đi học…khi đi ra khỏi nhà với thời gian lâu từ một buổi trở lên thì nên đến trước bàn Phật đứng chắp tay niệm 10 câu danh hiệu Phật A Di Ðà rồi hãy đi, niệm không gấp gáp cũng không huỡn đãi, đấy là cách tu của những gia đình Phật tử có người đi làm việc hay còn đi học…

Pháp môn niệm Phật đến với từng gia đình, xưa nay được tiếp nhận một cách hoan hỷ êm đềm và tín tâm thanh tịnh, mọi người chấp nhận được về cách học Phật, học niệm Phật nầy, không có gì trở ngại cho các bạn!

Cuối tuần đi theo cha mẹ tham quan du lịch, có khi cả hai ngày một đêm, tức là chiều thứ bảy và một ngày chủ nhật, dù xa hay gần nếu không đi thì thôi, nhưng nếu có đi thì các bạn cũng du lịch với thời gian như thế là đủ.

Trong quá trình đi du lịch, về đêm cũng nên niệm Phật trong tâm, cũng không ngồi trước bàn Phật, không ngồi “từ bi từ tọa” như ngồi trước bàn Phật, không lần tràng hạt, vì đây là chuyến tham quan du lịch, làm như thế mọi người sẽ nghĩ là “các bạn quảng cáo việc tu của mình”. Các bạn tham quan du lịch một cách lành mạnh văn minh cũng chính là niệm Phật đó!

Tháng giêng năm 1968, chiến tranh Mậu Thân diễn ra thật tàn khốc, từ giả Saigon-Bà điểm Sư cùng đòan Tăng Ni, Phật tử tản cư về tại Quan Âm Tu Viện; lúc bấy giờ phục vụ ngành từ thiện, được Thầy Tổ, Ban Giám đốc phân công làm Hiệu phó và đứng lớp dạy chữ cho các cháu cô nhi lớp Nhì, lớp Nhất, tại Trường Tiểu học Lâm Tỳ Ni. rồi làm Tổng thư ký Quan Âm Tu Viện – Cô Nhi Viện Phước Lộc Thọ. Thời gian nầy ban ngày làm việc thật là nhiều, đêm đến mới có thời gian tu niệm. Ðến năm 1972 dứng lớp giảng dạy tại Lớp Giáo Lý cơ bản Phật Học Long Sơn cổ tự, Tân ba, Tân uyên, môn Luật học. Tuy nhiên đêm đến lại hành pháp nhiều hơn: khóa lễ Tịnh độ tối hướng dẩn chư Tăng tụng niệm, 23 giờ niệm Phật, 2 giờ sáng nghe Ðức Tôn sư thuyết pháp, 4 giờ sáng công phu Lăng nghiêm.

Tháng Tư, năm 1969, phát nguyện nhập thất 100 ngày “lạy Pháp Hoa” từ ngày 20 tháng Tư đến 30 tháng Bảy. Tháng Tư năm 1970 phát nguyện nhập thất “tụng chú Ðại bi” từ ngày 20 tháng tư âm lịch đến 30 tháng bảy, thực hiện được ước mơ nối lữa người xưa. Năm 1971 lạy kinh Vạn Phật, lạy Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm, năm 1972 đốt tay cúng dường thần chú Ðại bi, công cứ lần tràng niệm “thần chú Vãng sanh”… trong quá trình hành các pháp trên đều có Ðức Tôn sư chứng minh, Sư Bà Thích nữ Huệ Giác, Sư huynh Thích Thiện Chơn cân nhắc, các chú đệ tử Thị giả Ngọc Thành (Biên hòa), Thiện Thanh B (Quận 8), Thiện Hòa (Nhơn đức, Nhà bè) trợ duyên, phần ngoại hộ thì có gia đình Oâng Nguyễn Duy Ðiều, pháp danh Thái Công, Bà Lê Ngọc Ðồng, pháp danh Liễu Quang hộ trì vật chất…hành pháp như thế cho đến ngày hòa bình.

Nhận định:

Tại Việt nam hiện nay có khoãng 12.000.000 tín đồ Phật tử (trong các buổi hội nghị về tôn giáo tại Tp.Hồ Chí Minh có khi được nghe thông báo Phật giáo có 25.000.000 tín đồ, có khi nghe thông báo là 12.000.000 tín đồ, chưa biết con số nào chính xác nhưng biết là tín đồ Phật giáo nhiều hơn các tôn giáo khác) vừa có quy y Tam bảo, vừa là những tín đồ có khái niệm về Phật giáo, nghiên cứu Phật pháp, tín đồ đơn phương tu hành trong các giáo phái lớn như: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, Thiền tông, Tịnh độ tông, Luật tông, Mật tông… cộng với những tín đồ của các tôn giáo Ðạo Phật xuất phát tại Việt nam, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Thành Hoa Tự, Phật giáo Tịnh Ðộ cư sĩ…

Trong các phái trên, phái Bắc tông, Thiền tông, Tịnh độ tông là có nhiều tín đồ Phật tử tinh chuyên tu tập thiền tụng chiếm số lượng nhiều hơn cả.

Với người Phật tử tu Tịnh độ thì công việc là công việc, việc cơ quan là việc cơ quan, việc công ty là công ty, việc nghiên cứu là nghiên cứu, nhẫn đến đi bán vé số…làm việc gì thì làm, nhưng đừng bao giờ bỏ niệm Phật, các bạn không tụng kinh thì có thể chấp nhận được, nhưng đừng bao giờ bỏ thời niệm Phật, thời gian tu theo chương trình do các bạn ấn định tại gia. Ðiều kiện tiến quyết là các bạn đừng nghe những người chưa từng hành pháp tu một lần nào mà hay giảng thuyết cầu cao, như giảng nói những câu “ngọai giáo biệt truyền bất lập văn tự”, hay “cõi tây phương cực lạc ở đâu mà đòi cầu về”, hay “cõi tịnh độ không có thật”, hay “cõi tịnh độ ở tại tâm ta, cõi tịnh độ ở tại nhân gian”, hay cõi Tịnh độ “gần lắm nên không cần tu, nguyện sanh về đâu cả”.

Mỗi nữa tháng cần đi đến chùa của mình quy y hoặc nơi nào có thuyết pháp để nghe thuyết giảng, tập nghe pháp, học Phật Pháp, đừng nên ngã mạn cống cao, khi nghe thuyết giảng đừng mở miệng chê bai Giảng sư “giảng giỏi, giảng dở chi cả”, các bạn phải học Phật pháp từng vị Giảng sư, xem các vị như đức Phật sanh tiền vậy các bạn ạ! Thì các bạn mới giỏi mới nên người đạo.

Ngoài ra, nếu có tiền bạn thỉnh (mua) kinh sách Phật nghiên cứu, để được thông thái, bác lãm về Phật học; chính bản thân Sư khi được thỉnh giảng vào buổi sáng mai, thì buổi tối hôm nay phải đọc kinh nghiên cứu sách Phật, ngày hôm mai mới có cơ sở giáo lý thuyết giảng. Các bạn đừng bỏ lỡ tuổi thanh xuân khi các bạn là người của Ðạo Phật.

Sư cũng xin nói với những Phật tử trung niên hay lão niên: Dù các bạn bận làm kinh tế, làm việc cơ quan hay hưu trí, bận điều hành Công ty hay trường học…nhưng đừng bao giờ bỏ thời khóa niệm Phật…Ðức Phật vẫn chứng minh và tiếp dẫn các bạn lúc lâm chung, dù bạn chỉ niệm một thời khóa từ 25 phút, hay 30 phút thôi!

Là Phật tử nên sáng suốt trong việc làm ăn, điều hành Công ty, mở Công ty làm ăn. Việc “ăn nên làm ra” hay “thất bại” không phải do “bất cứ ai” ngòai các bạn định đọat cho các bạn; không một vị thần thánh nào, dù vị đó là đức Phật cũng không ảnh hưởng gì đến việc “làm ăn” của các bạn!

Theo lời dạy của Ðức Phật thì nội tại của các bạn lúc nào cũng “có sẳn Ðức Phật” rồi, Ðức Phật do các bạn tu hành mà nên, mới thiệt là Phật của các bạn; Ðức Phật xuất phát từ tấm lòng của các bạn mới là “vị Phật thiệt” gia hộ cho các bạn thành công sự nghiệp làm ăn đấy. Có điều khi các bạn làm ăn thành công, thì quý Sư Thầy sẽ giúp cho các bạn tiến lên một bước nữa là làm việc thiện, gia cố cho việc thành đạt của các bạn được nối thừa bền bĩ lâu dài…

Ðức Phật cũng sẽ giúp cho các bạn có sự sáng suốt, tĩnh táo làm việc thiện trong lúc “làm ăn thất bại”. Trên đường đời “thất bại là mẹ đẻ của thành công”; trong lúc làm ăn, nhưng “bổng nhiên thất bại”, mọi người lấn áp, giành giựt, lấn sân công việc làm ăn của các bạn, làm cho Công ty ngày càng thua lỗ cho đến khi bế tắc và tắt hẳn; nếu là Phật tử thuần thành thì các bạn đừng bao giờ sân si thù hận, trả đũa, mà chịu khó dừng bước ở đọan đường “thua lỗ” đó, để bắt đầu một hành trình mới “thối nhứt bộ tự nhiên khoang”, bước đi ba bước khác thông thoáng hơn, thoáng đạt hơn, chắc chắn các bạn sẽ lấy lại tất cả những gì mình đã mất các bạn ạ”.

Thánh Gandhi, mỗi sáng trước khi đi đến văn phòng luật sư làm việc, hoặc đi “xuống đường” hướng dẫn nhân dân Ấn độ, nhân dân Công hòa Nam Phi tranh đấu chống chủ nghĩa phân biệt kỳ thị chủng tộc, Ngài đều đến trước tượng thờ Phạm Thiên tưởng niệm 10 phút rồi mới đi làm việc…huống chi chúng ta là Phật tử.

Các bậc Ðại sư Tịnh độ tông cận đại, Ngài Ấn Quang đại sư khuyến tấn:”… mỗi sáng trước khi đi làm việc các liên hữu nên đến trước bàn Phật niệm mười câu (tức là 10 hơi), xá Phật ba xá rồi lên xe đến công sở làm việc…”. Ðấy là cách tu của những người đang làm việc trong các công sở, cơ quan xí nghiệp, ngòai xã hội hôm nay…Thời Ðức Phật sinh tiền thì các ông Vua, các bà Hòang hậu, Quan cận thần, Cung phi mỹ nữ trong chốn triều ca làm Phật tử theo Ðức Phật cũng thực hành như thế.

Vừa bước qua ngưỡng cửa của tuổi trẻ không xa lắm, theo lịch trình tu hành trong hành trình tuổi trẻ của Sư từ năm1956 đến nay trải qua nhiều công đọan tu tập, ước mong sẽ là những tiếng đại hồng chung ngân vang, âm hưởng đến các bạn trẻ hôm nay.

Từ “bến nước ta bà” đến “bến giác Tây phương” dù chưa đi đến đâu, nhưng là người đi trước và đang đi, trải nghiệm trên nữa thế kỷ làm tu sĩ Ðạo Phật, nay chia sẻ cùng các bạn để làm hành trang:”bất thối Bồ tát vi bạn lữ”

Chúc các bạn thành đạt trên đường đời, tinh tiến tu hành trên đường đạo.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Ngày 100 – Tuổi Trẻ Với Pháp Môn Niệm Phật 2”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com