Mục Lục

Vấn: – Trong các bài thuyết pháp, chúng con thường nghe qúy sư giảng về sự phát tâm của người Phật tử, như: phát tâm tu hành, phát tâm cúng dường, phát tâm làm việc từ thiện, phát tâm làm lành lánh dữ, phát tâm hộ trì Tam bảo, thậm chí đến việc phát tâm học đạo giải thóat, phát tâm tu hành giải thoát sanh tử…tất cả những việc Phật sự của chúng con đều gắn liền với chữ phát tâm, những việc phát tâm làm Phật sự thì chúng con đều làm được; việc phát tâm tu cầu giải thóat thì khó quá xin Sư hoan hỷ giảng giải về sự phát tâm tu cầu giải thóat sanh tử luân hồi. Hạnh lành nào là cơ sở cho chúng con tu giải thóat cực tắc?

Ðáp: – Việc phát tâm tu hành, phát tâm cúng dường, phát tâm làm việc từ thiện, phát tâm làm lành lánh dữ, phát tâm hộ trì Tam bảo, thậm chí đến việc phát tâm học đạo giải thóat, phát tâm tu hành giải thoát sanh tử đều là những hạnh lành của những người tu Phật. Phát tâm làm Phật sự, cho đến cầu giải thóat cũng là Phật sự đối với chúng sanh. Thành tựu đỉnh cao của Phật sự chính là đạt chí nguyện, cũng là thành quả tu hành của Bồ tát, cũng chính là kết quả tu hành của Phật tử, của những người con Phật.

Phát là sanh khởi, Tâm là tấm lòng, Bồ đề là trí giác thanh tịnh, tức là giác ngộ, khởi tâm làm Phật, học làm Phật.

Phát tâm bồ đề là khởi tâm thanh tịnh, sự thanh tịnh nầy là một định lực phát sanh trí tuệ tuyệt vời sau thời gian công phu tu hành hiệu quả, trí tuệ tức là đỉnh cao của sự giải thoát luân hồi bên trong tâm trí người con Phật. Sự khởi tâm thanh tịnh tạo cho thân khẩu ý của Phật tử hướng về đức Phật một cách hoan hỷ, dù người đó còn ở trong thế giới phàm phu, nhưng tâm trí người ấy đã giải thoát tự bao giờ.

Người khởi tâm thanh tịnh thì làm việc gì cũng thanh tịnh, Phật sự thành tựu, kết quả cao, giúp được cho nhiều người, cho quần chúng xã hội nhơn luân; ngược lại thì người đó lo cho mình không xong, làm sao có cơ sở tế khổ cho chúng sanh. Kinh Viên Giác, Phật dạy:”tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh, tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh”; ví như Phật tử muốn làm việc bố thí cho “người nghèo”, thì chí ít các vị phải có số dư trong gia đình, rồi mới trích phần dư ấy giúp cho “người nghèo”. Người học đạo giải thóat thì siêng năng cần mẫn, thường tu tập các pháp lành, thường xuyên thính pháp, tinh chuyên tụng kinh niệm Phật; tâm khởi lành, miệng nói lời lành, làm việc lành…người thường xuyên làm việc lành có ích cho mọi người nên đi đến đâu mọi người đều mến thích, từ đó ta mới có cơ sở khuyến khích người khác làm lành, những hạnh lành được nhân lên từ chổ ít oi đến trở thành vô số người làm lành sẽ tạo thành một thế giới Tịnh độ ở nhân gian, mà gần nhất là bản thân và gia đình chúng ta.

Ðó là sự phát tâm làm Phật sự của người tu Phật hay Phật tử. Riêng về người Phật tử phát tâm cầu tu giải thóat là việc đáng trân trọng, xưa nay không ít, nhiều gương lành trong các sách Tịnh độ, như “Ðường về Cực lạc của HT Thích Trí Tịnh”, “Hương quê Cực lạc của HT Thích Thiền Tâm” , “Long thơ Tịnh độ”, hay “Vạn Thiện Ðồng quy Tập”; trong Liên tông Tịnh độ Non bồng có sách “Còn mãi những hoa sen của HT Thích Giác Quang”, v.v..để lại cho chúng ta những bài học đáng giá ngàn vàng.

Nay Sư sẽ vì các Phật tử phát bồ đề tâm tu cầu giải thóat sanh tử luân hồi mà giớùi thiệu cho quý vị pháp tu để lập thành nhân hạnh, trở thành tài sản vô giá cho từng liên hữu Tịnh độ.

Tông Tịnh độ Trung Hoa có 13 vị Ðại sư hoằng truyền pháp tu Tịnh độ, trong đó có Ngài Tĩnh Am, húy Thiệt Hiền là vị Ðại sư thứ mười có giảng về sự phát bồ đề tâm, nay Sư xin trích giảng giúp Phật tử tu học.

Nói về tâm nguyện: Tâm nguyện của mỗi người tu có nhiều biểu hiện tướng trạng khác nhau, có tám biểu hiện đó là: Tà, Chánh, Chân, Ngụy, Ðại, Tiểu, Thiên, Viên.

1/. Có người trước tu, nhưng sau khi vào chùa chẳng tu hành chi cả, chẳng biết xét tâm mình, gội rữa thân tâm, chuyên lo tạp vụ, tạo nên nhiều ngọai cảnh chi phối. Hoặc cầu cho sướng thân, hoặc ham nổi tiếng, ỷ cậy quyền thế, thế lực thế gian, ưa thích dục lạc , hoặc cầu mong quả vị mai hậu. Phát tâm tu như thế gọi là TÀ.

2/. Người tu Phật danh lợi không ham, quả vui chẳng thiết, chì mong cầu giải thóat, đạt đến đạo quả Bồ đề. Phát tâm như thế gọi là CHÁNH.

3/. Người tu Phật, tinh chuyên niệm niệm liên tục, ngước lên thì cầu Phật đạo, cúi xuống thì độ chúng sanh. Hướng về Phật đạo cao siêu, không sanh lòng bi quan thối chuyển; độ chúng sanh khó độ, chẳng sanh mệt mõi yếu lòng. Người gia công hành trì niệm Phật như người trèo lên đỉnh núi cao vút, phải quyết tâm leo lên cho tột đỉnh, như leo tháp chín tầng, phải quyết lòng lên đến nóc tháp. Người phát tâm như thế gọi là CHÂN.

4/. Người tu không biết lạy sám hối, không biết cải sữa lỗi lầm, không hồi tâm lánh xa tội chướng. Bên ngoài làm như là bậc thiền gia chân chánh, áo bả gai sòng, nhưng bên trong tấm lònh không chân thật, nhơ nhuốc, toan tính điều sái quấy vời đạo đức, khi mới tu siêng năng, tu lâu lần lần biếng nhác bê trể. Tấm lòng tuy có tốt, nhưng đa phần chuốc lấy những đường danh nẽo lợi, nói pháp tuy hay, nhưng còn đi theo những oan trái ái dục bùn nhơ, lúc nào cũng vọng niệm làm phủ mờ chơn tánh. Phát tâm như thế gọi là NGỤY.

5/. Cõi chúng sanh hết, nguyện của ta mới hết, đạo bồ đề mới thành, nguyện ta mới thành. Phát tâm như thế gọi là ÐẠI.

6/. Người tu phát khỏi học hạnh nguyện Phổ Hiền vương Bồ tát, khi nào nghiệp chúng sanh cùng tận, hạnh nguyện của người tu mới cùng tân, khi nào chúng sanh không còn trong thề giới ta bà, thì mới an vui vị trí niết bàn giải thóat. Ngược lại người tu chỉ muốn lo cho mình an lạc, không lo cho chúng sanh, không có tâm báo ân Phật Tổ, báo hiếu tổ Thầy, vượt qua đạo lý của Phật giáo hóa, không phát huy giáo lý Phật thừa. Phát tâm như thế gọi là TIỂU.

7/. Người tu Phật khởi tâm ý tiểu thừa, hạn hẹp, cố chấp thấy có chúng sanh cần phải độ, thấy có Phật đạo phải đắc thành, mê lầm trong các tướng tu tướng độ để củng cố danh vọng địa vị trong giáo pháp của Phật, không lo gội rữa nghiệp dĩ chúng sanh, mà lo độ chúng sanh, rốt rồi như người không biết lái đò mà cứ tìm cách đưa người qua sông, không biết lội nước mà đòi đưa người qua bến. Phát tâm như thế gọi là THIÊN.

8/. Người tu khi biết rõ nghiệp chúng sanh nổi lên là do tự mình sanh khởi, liền niệm tự tánh Phật để vượt qua; biết rõ tự tánh thanh tịnh là chơn tâm; chơn tâm chính là Phật, từ đó phát nguyện tu cầu Phật đạo. Hiểu rõ chân lý đại thừa. Pháp giới xuất phát từ tự tánh thanh tịnh, không thấy có pháp nào ngoài tâm để tu; không thấy có chúng sanh nào để độ; không thấy có phiền não nào để diệt; không thấy có niết bàn nào để chứng đắc, rốt ráo chứng quả chơn không; cũng không còn có tướng chơn không để tu cầu chứng quả. Phát tâm như thế gọi là VIÊN.

Người tu khi đã tu thấu lý đạt tình, biết được tâm tướng khác nhau như trên mà thực hành tu tĩnh thì mới gọi là bậc chân tu thật đức, hiện tiền cũng như tương lai quyết định thấy Phật. Sự phát tâm như thế hiếm có trong đời; trường hợp như có người phát bồ đề tâm trên thì được Chư Bồ tát, Hiền thánh Tăng trong khắp pháp giới mười phương, chư Thiên, thiện thần lai hộ trì, hộ pháp già lam ủng hộ thánh chúng nương về giúp cho người đó hòan thành sứ mạng “tác Như lai sứ hành Như lai sự”, giữ gìn chánh pháp và pháp môn tu thiên thu bất họai.

Như trên đã hướng dẫn, nói rõ về tám cách phát tâm, tâm nào lớn, tâm nào nhỏ, phát tâm nào đúng, phát tâm nào sai. Nay nói về các pháp để làm nhơn hạnh, duyên tu cho hành giả (xuất gia và tại gia) tiến bước. Mười nhơn hạnh duyên tu là:

1/. Người tu Phật nghĩ đến ơn của Phật?

Ðức Phật của chúng ta khi mới phát tâm, vì tất cả chúng ta mà tu hành đạo Bồ tát, trải qua muôn vạn kiếp nếm đủ mùi cay đắng gian lao. Khi ta gây nghiệp, Ngài rất xót xa, tìm cách giáo hóa, như ta u mê ám chướng, chẳng chịu tin nghe. Ta đọa địa ngục, Ngài càng xót đau hơn, muốn thay ta chịu khổ, nhưng nghiệp ta quá nặng nên việc cứu vớt thật vô phương. Ta sanh cõi người, Ngài dùng phương tiện giúp ta trồng gieo căn lành. Ðời đời kiếp kiếp, Ngài theo dõi ta, không lúc nào bỏ, khi Ngài xuất thế, ta còn đắm chìm, nay được làm người, thì Phật đã diệt. Tội lỗi gì khiến ta sanh vào đời mạt pháp, phước đức nào đưa ta vào hàng ngũ làm người con Phật? Nghiệp chướng gì khiến ta không được thấy thân vàng của Phật, may mắn nào xui ta được cung chiêm xá lợi của Ngài? Suy nghĩ như thế rồi mới rõ lẽ. Giả sử quá khứ ta không trồng thiện căn, thì sao hôm nay lại được nghe Phật Pháp? Không nghe Phật Pháp, thì làm sao biết mình thường thọ ân Phật? Ân đức ấy, non cao khó sánh. Trừ phi tự mình phát tâm rộng lớn, hành đạo Bồ tát, xây dựng pháp tràng, cứu độ chúng sanh, dù cho có bị thịt nát xương tan, cũng khó mà đền đáp cho xứng. Ðó là nhân duyên thứ nhất của sự phát tâm bồ đề.

2/. Nghĩ đến công ơn cha mẹ?

Thương thay cha mẹ, sanh ta ngọc nhằn, mười tháng cưu mang, ba năm bồng ẫm, cho con bú mớm, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn. Ngậm đắng nuốt cay, ngọt bùi chẳng tưởng. Khổ công nhường ấy, cho ta thành người, trưởng thượng khôn ngoan. Hy vọng về sau, tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Vây mà nay ta lại xuất gia (đi tu), lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, ngọt bùi không cung cấp, giỗ chạp chẳng thừa đương. Lúc còn sống, ta đã không chu toàn được miếng cơm manh áo; khi chết rồi ta cũng không đủ sức tiếp dẫn giác linh. Ðối với thế gian, ta là kẻ ăn hại, về mặt xuất thế cũng chẳng được lợi ích chi. Hai đường đều mất, tội nặng khó thoát. Suy ngjĩ như thế mới thấy còn một cách, là thường hành Phật đạo trong trăm kiếp ngàn đời, độ khắp chúng sanh trong mười phương ba cõi. Như vậy không những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều kiếp đều được siêu thăng. Không những cha mẹ một người, mà cha mẹ của tất cả đều được cứu vớt. Ðó là nhân duyên tứ hai của sự phát tâm bồ đề.

3/. Nhớ nghĩ đến công ơn Sư Trưởng (Hòa thượng, Ni trưởng)?

Cha mẹ ta tuy sanh ta ra, và nuôi ta khôn lớn, nhưng nếu có Giáo thọ thế gian thì chữ nghĩa, lễ nghĩa không biết; không có Sư trưởng (Hòa thượng, Ni trưởng) xuất thế thì Phật pháp không hay. Không biết lễ nghĩa, khác gì cầm thú, không tĩnh Phật pháp, tương đồng người phàm. Chúng ta ngày nay, Phật pháp có hiểu sơ qua, lễ nghĩa có biết tạm đủ. Thân mặc chiếc áo ca sa đượm nhuần giới phẩm, tâm tính hoan hỷ giới thể sanh khởi không phạm lỗi lầm, công ơn ấy chính nhờ Sư trưởng (Hòa thượng, Ni trưởng) mà có. Nếu cầu quả nhỏ thì được lợi mình. Nay theo đại thừa, nguyện đem lợi lạc đến khắp quần sanh, thì bậc Thầy thế gian (Thầy dạy chữ, dạy lễ nghĩa), Sư trưởng (Hòa thượng, Ni trưởng) cả hai đều được lợi ích, do ta phát tâm mà làm cho các Ngài rạng rỡ. Ðó là nhân duyên thứ ba của sự phát tâm Bồ đề.

4/. Nghĩ đến công ơn thí chủ (đàn na, xã hội)?

Chúng ta ngày nay, sử dụng các nhu cầu hằng ngày chẳng phải do ta tự cấp, cháo cơm ba buổi, quần áo bốn mùa. Thuốc men trị bệnh, chi phí linh tinh. Hết thảy đều so sức lực kẻ khác làm ra, mang đến cho ta chi dùng. Người nông phu dốc sức cấy cày, mà đói khổ chẳng đủ ăn, còn ta thì ngồi không mà an hưởng, vậy mà lòng không thỏa mãn. Người thợ dệt, thợ may không ngưng tay mà suốt đời gian khổ, ta thì may mặc đến thừa mứa mà lòng dạ chẳng tiếc thương. Người người thì nhà tranh cửa lá, ta thì sân rộng nhà dài, thong thả quanh năm. Ðem sức lao nhọc khó khổ ủa người để cung cấp cho sự sống an nhàn của ta, lòng sao yên được. Ðem cái lợi lộc của người khác để bồi dưỡng cho thân ta sung sướng, lý có thuận chăng? Nếu chẳng phải tự mình vận dụng tu hành bi trí, trang nghiêm hai quả phước huệ, để đàn na tín thí xã hội nhờ ơn, mọi người cùng thọ hưởng thì dù gạo chỉ một hột, vải chỉ một ô, mà mình đã nhận thọ cúng trước kia, đến nay đều phải trả đủ, không thì ác báo khó trốn. Ðó là nhơn duyên tứ tư của sự phát bồ đề tâm.

5/. Nhớ nghĩ công ơn chúng sanh?

Ta với chúng sanh từ bao kiếp trước, hết đời nọ qua đời kia, từng làm cha mẹ của nhau. Ơn qua nghĩa lại, nhiều lớp nhiều tầng. Nay vì cách xa nhiều đời, cho nên không còn nhận ra nhau. Cứ lý mà suy, há không đền đáp. Như các lòai vật nay trở thành loài mang lông đội sừng, biết đâu muôn đời trước lại là cha mẹ ta? Thường thấy bao kẻ, trẻ lìa gia đình, lúc lớn trở về, dung mạo đổi khác, không thể nhận ra, huống chi là cha mẹ cửu huyền nhiều đời trước, ngày nay kẻ thì sanh ra họ nầy họ khác, làm sao nhớ được? Có khi người đang gào thét trong chốn địa ngục a tỳ, hoặc đang đắm chìm trong chốn ngạ quỹ, khổ đau không ai hay biết, đói khát không biết kêu ai? Ta tuy không thấy không nghe, những lời cầu xin cứu vớt, nhưng chắc chắn không phải là không có. Nếu người không tu, chỉ mang tâm ý tà vạy làm sao biết cái nổi khổ luân trầm của chúng sanh. Cho nên chỉ có tầm nhìn của người có tấm lòng Bồ tát mới thấu suốt, mới có đủ sức thấy chúng sanh quá khứ tòan là cha mẹ và nguyện tu thành Phật trong tương lai, vũ hành phương tiện, tìm cách giúp đỡ để báo đền ơn chúng sanh. Ðó là nhơn duyên thứ năm của sự phát bồ đề tâm.

6/. Nghĩ đến sự khổ đau sanh tử?

Ta cùng chúng sanh từ bao kiếp trước, sanh tử luân hồi, không bao giờ thóat khỏi. Khi ở cõi trời, lúc sanh cõi người, nơi kia chốn nọ ra vào muốn mối, lên xuống nữa giây. Khi thì làm trời, khi thì làm người, khi thì chui vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh. Sáng ra chiều vào những nơi đen tối, hang sắt mới khép đã mở. Leo lên núi dao thì tòan thân không còn mãnh da nguyên vẹn, vịn vào cây kiếm thì các thớ thịt rách bươm. Hòan sắt nóng không trừ được đói, nuốt vào rồi gan duột nát tan, nước đồng sôi không giải được cơn khát, uống vào rồi thịt xương nhừ ngấu. Cưa bén xẻ thây, đứt xong liền nối; gió nghiệp thổi mặt, chết rồi lại sanh. Trong thành rực lửa, thảm thê tiếng hét rú lên; trên bàn ngào nướng, tê tái tiếng gào vang vọng. Băng giá đông lại, thì thân hình xanh như sen kết nhụy, máu thịt rữa ra, thì mình mẫy đỏ trợ sen hồng trổ hoa. Trong chốn địa ngục, một đêm chết sống, kể cả vạn lần, so với nhân gian, một buổi thọ hình, lâu tròn thế kỷ. Bao phen lính ngục ra tay nhọc mệt, nào ai chịu tin lời Diêm chúa răn khuyên. Lúc thọ báo mới kêu van khổ, nhưng dù hối cũng chẳng kịp nào, khi thóat rồi liền vội quên ngay, vẫn nghiệp cũ như gây như trước. đánh lừa vàng máu, đâu hay chính mẹ mình đương khóc thảm; xưa heo vào lò, nào ngờ chính cha mình sắp rả thây. Aên thịt con mà không biết, Văn vương còn như thế; ăn thịt cha mà chẳng hay, phàm phu cũng thế thôi. Năm xưa ân ái nay thành oan gia; hôm qua oán cừu, nay thành ruột thịt. Ðời trước là mẹ nay là vợ, thuở xưa là cha, nay lại là chồng. Lấy trí túc mạng mà soi thì đáng hổ thẹn biết mầy; lấy mắt thiên nhãn mà nhìn thì đáng chán, đáng cười biết bao! Trong bụng đầy phẩn, mười tháng rúc chui, hết còn chịu nổi; qua đường ngập máu, một phen chúi xuồng, thương thật là thương! Nhỏ dại biết chi, trước sau chẳng rõ, lớn khôn dần hiểu, tham dục bèn sanh. Lóang thóang mới đó, mà già đau đã đến kiếm, thình lình xuất hiện, gã vô thường lại hỏi thăm. Gió lửa trong lúc giao tranh, thần thức tơi bời rối lọan. Khí huyết bên trong vơi cạn; xương thịt bên ngòai teo khô. Không một kẻ chân lông nào không bị kim đâm; không một nơi khiếu huyệt nào không bị dao cắt. Rùa già đem nầu, lột được võ ra, tưởng e còn dễ, thần thức sắp đi, phải lìa khỏi xác, khó gấp bội phần. Tâm là ông chủ vô thường, giống chú lái buôn khắp nơi bôn tẩu, thân là cái hình vô định, khác nào phòng ốc, rày đổi mai thay. Chỉ như mảy bụi như cõi ba ngàn, thân nọ quay cuồng qua lại vô tận vô cùng, nhấp nhô như sóng trên khắp bốn biển, nước mắt ly biệt trào tuôn, kể sao cho xiết! Cao quá núi cao, chất ngất xương chồng; dày hơn đất dày, rậm rịt thây sắp rã. Giả sử, không được nghe lời Phật, việc ấy ai thấy phải nghe, không được xem kinh Phật, lý đó ai hay biết? Vậy mà lắm kẻ vẫn tham luyến như xưa, si mê không bỏ. Chỉn e, ngàn đời muôn kiếp mới được làm người, một lầm hai lỡ dây dưa trăm kiếp. Thân người khó được mà dễ mất; vận may dễ qua mà khó tìm. Ðường đời mờ mịt, ly biệt dài lâu. Aùc báo ba đường, rồi phải tự thọ. Khổ hết chổ nói, ai chịu thay đây? Nhân hứng mà nói dông dài, đến đây không thể không thấy lòng mình giá buốt. Cho nên phải dứt dòng sanh tử, vượt nẽo ái hà, mình người cùng thoát, bờ giác cùng lên. Công lao muôn kiếp, chính được bắt đầu, từ buổi hôm nay. Ðó là nhân duyên thứ sáu của sự phát tâm bồ đề.

7/. Tôn trọng tánh linh của mình?

Tâm của chúng ta trong hiện tiền, so với Ðức Thế tôn Thích ca, không hai không khác. Thế thì vì sao, Thế tôn đã thành chánh giác, từ vô lượng kiếp; còn chúng ta thì điên đão hôn mê vẫn làm phàm phu? Lại nữa, Thế tôn thì đủ vô lượng thần thông trí tuệ, công đức trang nghiêm; còn chúng ta thì chỉ có vô lượng phiền não, nghiệp chướng, sanh tử buột chặt. Tâm tánh chỉ một, mà mê ngộ trời vực cách xa. Cứ im lặng mà suy, há chẳng đáng xấu hổ sao? Ví như ngọc báu vô giá, rơi xuống bùn nhơ, xem đồng ngói gạch, chẳng được quý yêu. Cho nên phải dùng vô lượng thiện pháp, mà đối trị vô lượng phiền não. Có gia công tu đức, thì tánh đức mới sáng ra. Như ngọc báu được lau chùi, treo trên phướn cao, ánh sáng rực chiếu, che lập tất cả. Thế mới đáng gọi là không phụ sự giáo hóa của Phật, chẳng phụ tánh linh của mình. Ðó là nhân duyên thứ bảy của sự phát tâm bồ đề.

8/. Sám hối nghiệp chướng?

Kinh dạy, phạm đột kiết la, như bốn thiên vương, năm trăm tuổi thọ, mà rơi vào địa ngục. Ðột kiết la tội nhỏ mà còn như thế, huống nữa tội nặng, báo lớn đến đâu? Chúng ta ngày nay, trong nếp sống hằng ngày, nhứt cử nhứt động, thường trái luật Phật! Khi ăn lúc uống phạm giới bao phen. Kể các vi phạm trong một ngày, cũng đã vô lượng, huống nữa trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi gây ra, khó mà nói hết. Chỉ lấy riêng ngũ giới, cứ mười người giữ, đã có chín người phạm. Phát lộ thì ít, dấu diếm thì rất nhiều. ngũ giới là giới tại gia, mà còn không giữ nổi, huống nữa các giới Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát, thôi khỏi bàn chi! Hỏi đến danh nghĩa, thì rằng ta đây Tỳ kheo; hỏi về thực chất, thì chưa xứng để làm một tại gia đệ tử. Há chẳng đáng hổ thẹn sau? Nên biết rằng giới Phật, không thọ thì thôi, đã thọ thì không được hủy phạm, không phạm tì thôi, đã phạm thì khó tránh đọa sa. Nếu không thì xót mình thương người, mà miệng van lơn, thân quỳ lại, khóc lóc bi thiết, cùng với chúng sanh, cầu xin sám hối, thì dù ngàn đời muôn kiếp, ác báo khó bề tránh khỏi. Ðó là nhân duyên thứ tám của sự phát tâm bồ đề.

9/. Cầu sanh tịnh độ?

Tu ở cõi nầy sự tiến tu quá khó, nhưng vãng sanh cõi kia, việc thành Phật cũng dễ thôi. Ðễ cho nên một đời có thể đạt được; khó cho nên muôn kiếp chưa chắc tựu thành. Vì vậy mà thánh hiền đời trước, ai ai cũng thú hướng về đây; ngàn kinh muôn luận, đâu đâu cũng giải bày nghĩa nầy. Việc tu hành trong đời mạt pháp, không pháp nào hơn được pháp ấy. song kinh còn dạy thêm, điều lành nhỏ khó khiến sanh lên; phước đức dày mới đưa đến đó. Nói phước đức dày, thì không chi bằng chấp trì danh hiệu; nói điều lành nhiều thì phát tâm rộng lớn chiếm ưu tiên. Cho nên chấp trì danh hiệu trong chốc lát, hơn hẳn công đức bố thí cả trăm năm; phát được tâm bồ đề rộng lớn, vượt trội công đức tu hành trong nhiều kiếp. Bởi vậy niệm Phật là mong đựoc làm Phật, nếu tâm lớn không phát, thì dù niệm cũng chẳng ích chi; phát tâm là nhằm mục đích tu, nếu tịnh độ không sanh, thì tuy có phát nhưng cũng dễ thôi. Thế thì gieo giông bồ đề, phải cày bừa bằng cày niệm Phật, đạo quả tự nhiên tăng trưởng; cởi thuyền đại nguyện. Vào được biển lớn tịnh độ. Tây phương quyết định vãng sanh.

10/. Chánh pháp tồn tại lâu dài?

Ðức Thế tôn chúng ta từ vô lượng kiếp, vì tất cả chúng ta, mà tu đạo bồ đề. Ngài làm được việc khó làm; nhẫn được việc khó nhẫn. Cho nên khi nhân tròn quả đủ, ngài mới thành Phật. sau khi thành Phật, giáo hóa hòan tất, ngài vào niết bàn. Nay thì chánh pháp tượng pháp đã qua. Chúng ta đang ở trong đời mạt pháp. Phật pháp còn đó, mà không người tu hành. Tà chánh lộn xộn, phải trái khó phân. Ganh đua nhân ngã, toàn là lợi danh. Ngước mắt nhìn quanh, mọi người đều vậy, chẳng ai thóat khỏi. Mịt mù chẳng biết Phật là ông nào, pháp nghĩa ra sao, tăng là cái gì? Suy tàm đến thế, nói ra bất nhẫn. Nhưng mỗi khi nghĩ đến bất giác lệ tuôn. Ta là con Phật, mà không thể đến đáp ân Phật? Trong không ích cho mình, ngòai chẳng ích cho người. Sống không ích cho đương thời; chết chẳng ích cho hậu thế. Trời tuy cao, không che nổi ta, đất tuy dày, không chở nổi ta. Cái đứa cực ác, không ta thì ai? Do đó lòng đau không thể chịu nổi, mà toan tính thì cũng chẳng đề xuất được kế gì. Bổng nhiên vụt quên rằng mình quê mùa, vụt phát tâm chí rộng lớn. Tuy chưa thể vãn hồi mạt vận ngay trong lúc nầy, nhưng quyết định phải hộ trì được chánh pháp mai sau. Cho nên cùng các liên hữu dắt nhau đến đạo tràng, sọan thuật sám pháp, lập pháp hội nầy. Phát bốn mươi tám đại nguyện, nguyện nào cũng nhằm hóa độ chúng sanh, cầu trăm nghìn kiếp thâm tâm, tâm nào cũng hướng cứu cánh làm Phật. kể từ hôm nay, cho đến cùng tận đời vị lai, phải thanh toán cho xong cái hình hài nầy, thề quyết phải sanh về an dưỡng. Sau khi lên chín phẩm sen vàng, phát nguyện trở lại cõi ta bà. Mặt trời Phật pháp sẽ được sáng lại, cửa vào chánh pháp lại được mở toan. Biển lòng tăng giới lặng trong cõi nầy; nhân dân đông độ được tiến hóa ngay tại chổ. Vận hội nhờ đó mà kéo dài ra thêm; chánh pháp nhờ đó mà tồn tại lâu dài. Ðây là tâm nguyện chân thành, từng được thiết tha ấp ủ. Ðó là nhân duyên thứ mười của phát tâm bồ đề.

Ðây là mười hạnh lành duyên tu của Ðại sư Thiệt Hiền – Tế Tĩnh, các liên hữu phát tâm học thuộc mà tu hành đến bờ đến bến. Trên “thế gian” nầy dù ai có tài năng lỗi lạc bao nhiêu cũng chỉ gọi là “tài trí”, nhưng nếu không vượt khỏi “khoản cách” sanh tử luân hồi thì không gọi là “thượng trí”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 70 – Phát Lòng Bồ Đề”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com