Mục Lục

Vấn: – Xin Sư giảng tiếp tục về khởi nguyên của Phật giáo Việt nam, Phật giáo đến với người Việt nam, sự tín ngưỡng của người Việt nam với Phật giáo?

Ðáp: – Vâng, sự truyền giáo của Phật giáo Việt nam thật phong phú và đa dạng trong nhiều tư cách hành đạo; cho đến hôm nay các Nhà làm công tác Phật Học, các nhà nghiên cứu sử học Phật Giáo Việt Nam chưa tìm ra đâu là lý lẻ thật sự chính xác về khởi nguyên tổ chức Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam.

Phật Giáo Việt Nam là một thực thể được du nhập từ đất nước Aán Ðộ vĩ đại và huyền bí linh thiêng. Chư Tăng sống trong các Tu Viện, cũng như trì bình khất thực, du tăng hành đạo từ ngàn xưa cho đến hôm nay đều có một ý thức độc lập, tiêu cực với đời sống tổ chức theo nguyên tắc, đi ngược lại với tổ chức tín điều xơ cứng của từng thế hệ, hơn là chịu khó sống trong sự quản lý của Tăng Ðoàn.

Nhìn lại một số ít bản văn thuộc sử liệu Phật Giáo, về cách thức truyền Ðạo của Tổ tông tiền bối ta vào năm 240 (trước tây lịch), tức là khoãng trên 2 thế kỷ trước của các Ngài Mahola, Khưu Ðà La, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Chi Câu La Sấm…đến Huệ Thắng Ðại sư…Các Ngài có bao giờ truyền giáo bằng tổ chức giáo đoàn đâu ?. Một vài suy niệm như sau, ta có thể thấy là đúng :

* Kinh tế Văn hóa Xã hội lạc hậu

* Con người nghèo nàn, đời sống buổi sơ khai thật nghèo nàn, chỉ cần lo cái ăn chưa đủ no, cái mặc chưa đủ ấm, là đã hết ngày giờ !

* Sự truyền giáo bằng cách đi theo con đường làm ăm mua bán của các vị khách trú. Chư Tổ sư được các nhà thương buôn thỉnh mời đi theo bằng con đường biển hay, băng qua sa mạc từ đông sang tây hay ngược lại. Nhằm để đọc kinh cầu nguyện Phật Trời gia hộ cho việc mua bán của họ được suông sẻ, tai qua nạn khỏi, được làm giàu. Nhân đó mà có cơ sở truyền đạo; thì làm gì có việc rảng rang mà truyền bá sự nghiệp đạo pháp một cách rộng rãi. Cho nên nguyên tắc tổ chức rất là hiếm, gần như không có .

Thử ghi lại một vài địa điểm chứng nhân lịch sử buổi sơ nguyên của Phật giáo Việt Nam :

Theo Giáo sư Ngô Ðăng lợi, người cư trú Hải Phòng viết :

* …những dấu ấn của thành Nê Lê là chứng tích vào buổi hồng quang có Nhà sư hiệu là Mahola con Vua A Dục đưa Ðạo Phật vào Việt Nam vào khoãng năm 240 (trước tây lịch) bằng đường biển, lúc bấy giờ còn là Kinh đô Luy Lâu. Hiện nay Bảo Tháp Ngài Mahola vẫn còn tại Ðồ Sơn (Bắc Ninh).

Tuy nhiên, theo sách Thuyền Uyển Tập Anh ghi nhận cuộc đàm thoại giữa thiền sư Thông Biện và Bà ỷ Lan Thái Phi (Phù thánh Linh Nhân), thời nhà Ðinh. Bà hỏi về nguồn gốc Phật giáo Việt Nam nhân một buổi hội nghị tại chùa Khai Quốc (trấn Quốc), như sau : “Luy Lâu có 20 ngôi chùa, 40 Tăng Sĩ, dịch 15 quyển Kinh. Vào lúc ấy có Nhà sư Khưu Ðà La, Ma Ha Kỳ Vực (188), Mâu Tử (165-170), Nhà sư Khương Tăng Hội (200-247).

Ðạo Phật cũng được truyền bá vào Việt Nam bằng một ngã khác, lịch sử Phật Giáo gọi là “đường băng đồng, đường đồng cỏ” tức đi ngang qua các sa mạc, ốc đảo rộng mênh mông từ Ðông Bắc Aán đến các nước vùng Trung Á – con đường buôn bán tơ lụa, vàng bạc, trần hương, quế, tiêu, ngà voi… từ Lạc Dương đến Trung Á , Aâu Châu – từ Tây Tạng, thượng nguồn sông Mê Kông đến Sông Hồng, Sông Ðà (miền Bắc Việt Nam) – từ Aán Ðộ sang đất nước Lào vượt Trường Sơn đến Thanh Hóa, Nghệ An…

Trên đây chỉ là một chứng tích truyền đạo của các Nhà sư được các nhà thương buôn thỉnh mời đi theo cầu nguyện cho họ được “mua may bán đắc, tai qua nạn khỏi”. Nhưng cũng là cơ hội để Sư đem truyền bá tư tưởng giáo lý Ðạo Phật vào Việt Nam.

I . ÐỜI SỐNG TĂNG ÐOÀN PGVN Ở THỜI KỲ ÐẦU:

Vào đầu thế kỷ thứ hai, có các Nhà sư như : Khưu Ðà La, Ma Ha Kỳ, Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, theo sử liệu thì các Ngài từ các Vương quốc nằm ven biên thùy thuộc Ðông Bắc Aán Ðộ, đem Ðạo Phật đến với Việt Nam vào được Kinh Ðô Luy Lâu. Thời bấy giờ trải trên một vùng bình nguyên rộng lớn từ vùng đất phương Bắc đến phương Nam, chiếm gần hết Châu Á, mà chỉ có Trung Tâm Luy Lâu của Việt Nam là có Phật Pháp, có tổ chức Tăng đoàn sớm nhất; còn lại là Kinh đô Lạc Dương và Bành Thành, thuộc đất đai nhà Hán thì chưa có ai mang Ðạo Phật đến với họ (Trung Quốc).

Trong các Nhà sư kể trên, thì Nhà sư Khang Tăng Hội có gốc tích tuy cha mẹ người nước Khương Cư, nhưng gần như là sinh trưởng tại Việt Nam và cha mẹ mất lúc Oâng 10 tuổi, Oâng đi tu xuất gia tại Giao Châu, Ngài rất thông minh trí tuệ tuyệt vời, có viết lời tựa trong quyển An Ban Thủ Ý, như sau :”tôi sinh ra như dấu tích cuối cùng, vừa mới đủ sức vác củi thì mẹ cha đều mất, bậc tam sư cũng viên tịch, nhìn lên mây trời buồn thấy mình thiếu người chỉ dạy…”.

Nhà sư Khang Tăng Hội, lúc đi tu thọ giới theo phép “Thập Nhân Thọ”, có đầy đủ tam sư, thất chứng. Cho thấy ở vào buổi bình minh của Phật Giáo Việt Nam đã có tổ chức Tăng Ðoàn nghiêm túc đến bậc nào

Trong sách Lý Hoặc Luận của Mâu Bác viết về những tệ trạng của Tăng sĩ Giao Châu vào hạ bán thế kỷ thứ hai :”Sa Môn ngày nay có kẻ lại thích uống rượu ngon, có khi có vợ con, biết cất giữ tiền bạc, của quý, lại chuyên môn lừa dối…” . Như vậy ta biết rằng tổ chức Tăng đoàn Giao Châu thời đó đã khá đông đảo, vì chỉ có khi nào quá đông đảo mới có tệ nạn phức tạp xảy ra (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang, trang 27)

Chư Tăng sống trong Tăng Ðoàn của Ðạo Phật dù sống bất cứ nơi đâu, hành đạo ở cương vị nào cũng dựa vào giới luật của Ðức Phật quy định mà tổ chức, sắp xếp thành các điều khoản quy chế, nội quy, hiến chế, hiến chương, những quy ước về hành chánh giấy tờ, quy định chức việc Tăng Cang, Tăng Lục, Tăng Thống.

Những hành trạng trên cho chúng ta thấy Phật Giáo Việt Nam ở thời kỳ đầu cũng đã có tổ chức Tăng Ðoàn và thật nghiêm minh, tu học hành đạo thống nhất cùng một chiều hướng theo giới luật Phật, lấy giới luật Phật làm cương lĩnh tổ chức Tăng Ðoàn.

Cho đến ngày nay, các hệ phái môn phong vẫn còn áp dụng triệt để giới luật Phật để làm quy tắc nếp sống tòng lâm, để thống lý đại chúng, quản chúng sống trong tổ chức Nhà Phật.

II . THỐNG NHẤT TỔ CHỨC TĂNG ÐOÀN :

Theo sách Thuyền Uyển Tập Anh, thì vào thế kỷ thứ 6 Thiền Sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi, nghe lời Tam tổ Tăng Xán xuống phương Nam hành đạo và do đó đã dịch các kinh Tượng Ðầu và Nghiệp Báo Sai Biệt tại Chùa Chế Chỉ ở quảng Châu và sau khi tới chùa Pháp Vân ở làng Cổ Châu, Long biên, mới bắt đầu dịch kinh Tổng Trì.

Thiền Sư đến chùa Pháp Vân vào tháng 3 năm Canh Tý (580) và ở lại đây giáo hóa đồ chúng cho đến năm Giáp Dần (594) thì viên tịch. Thời gian Thiền Sư hóa đạo tại Việt Nam là 14 năm .

Sự truyền thừa học phái thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi cũng chính là tổ chức Phật Giáo thời bấy giờ của Phật Giáo Việt Nam.

19 thế hệ của thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi :

1/. Thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi (tịch 594)

2/. Thiền sư Pháp Hiền (tịch năm 626)

3/. Thiền sư Huệ Nghiêm

4/. Thiền sư Thanh Biện (tịch năm 686)

5/. Thất truyền

6/. Thất truyền

7/. Thiền sư Long Tuyền, chùa Nam Dương

8/. Thiền sư Ðịnh Không (tịch năm 808)

9/. Thiền sư Thông Biện.

10/. Thiền sư La quý An (tịch năm 936) – Pháp thuận (tịch năm 991) – Mahamaya (tịch năm 1029) và thiền sư Vô Ngại .

11/. Thiền sư Thiền Oâng (tịch năm 979) – Thiền sư Sùng Phạm (tịch năm 1087)

12/. Thiền sư Vạn Hạnh (tịch năm 1018) – Thiền sư Ðịnh Tuệ – Thiền sư Ðạo Hạnh (tịch năm 1112) – Thiền sư Trì Bát (tịch năm 1117) – Thiền sư Thuần Chân (tịch năm 1101) .

13/. Thiền sư Huệ Sinh (tịch năm 1063) – Thiền sư Thiền Nham (tịch năm 1163) – Thiền sư Minh không (tịch năm 1141) – Thiền sư Bản Tịch (tịch năm 1140)

14/. Thiền sư Khánh Hỷ (tịch năm 1142)

15/. Thiền sư Giới Không – Thiền sư Pháp Dung (tịch năm 1174)

16/. Thiền sư Trí – thiền sư Chân Không (tịch năm 1100) – Thiền sư Ðạo Lâm (tịch năm 1203)

17/. Thiền sư Diệu Nhân (tịch năm 1113) – Thiền sư Viên Học (tịch năm 1136) – Thiền sư Tỉnh thiền (tịch năm 1193) .

18/. Thiền sư Viên Thông (tịch năm 1151) – Thiền sư Ðịnh Hương

19/. Thiền sư Y Sơn (tịch năm 1213)

Ngoài ra còn có những Thiền phái khác như :

Thiền phái Vô Ngôn Thông, chùa Kiến Sơ (Hà Bắc) vào năm 780, truyền thừa 17 thế hệ.

Thiền phái Thảo Ðường, chùa Khai Quốc – Thăng Long (năm 1069), truyền được 6 thế hệ .

Qua sự truyền thừa trên, cho chúng ta thấy tổ chức Tăng đoàn của chư vị Thiền sư, là một thực thể lãnh đạo PGVN chúng ta thời xa xưa rất có nguyên tắc và chặt chẽ. Học phái thiền Tổ sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi cũng chính là tổ chức Tăng đoàn, được thống nhất công việc tu học hành đạo trong tổ chức Tăng đoàn vào thế kỷ thứ VI (562-594).

Vào đầu thế kỷ thứ 13, các thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường được thống nhất thành một tổ chức trong thiền phái Trúc Lâm, núi Yên Tử (1299). Do ảnh hưởng của Thiền sư Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, nên vào thời đại nầy có thể gọi là thời kỳ Phật Giáo được thống nhất trong một tổ chức, được thừa kế như sau :

1/. Thiền sư Hiện Quang

2/. Thiền sư Ðạo Viên – Trần Thái Tông

3/. Thiền sư Ðại Ðăng – Trần Thánh Tông

4/. Thiền sư Tiêu Diêu – Tuệ Trung Thượng Sĩ – Trúc Lâm (Nhân Tông)

5/. Thiền sư Huệ Tuệ

6/. Thiền sư Trúc Lâm (Trần Nhân Tông,1258-1368) – Bảo Phác

7/. Thiền sư Trúc Lâm (Trần Nhân Tông,1258-1368) – Thiền sư Bảo Phác – Thiền sư Pháp Loa

8/. Thiền sư Huyền Quang

9/. Thiền sư An Tâm

10/. Thiền sư Tĩnh Lự Phù Vân

11/. Thiền sư Vô trước

12/. Thiền sư Quốc Nhất

13/. Thiền sư Viên Minh

14/. Thiền sư Ðạo Ngộ

15/. Thiền sư Viên Tuệ

16/. Thiền sư Tổng Trì

17/. Thiền sư Khuê Tham

18/. Thiền sư Sơn Ðẳng

19/. Thiền sư Hương Sơn

20/. Thiền sư Trí Dung

21/. Thiền sư Tuệ Quang

22/. Thiền sư Chân Trú

23/. Thiền sư Vô Phiền

Theo sách Thuyền Uyển Tập Anh, Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm (tịch năm 1220), mở đường cho nền Phật giáo thống nhất đời Trần.

Thiền sư Thường Chiếu có thể được gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường cũng là gạch nối giữa Phật Giáo đời Lý và Phật Giáo đời Trần thống nhất thành một tổ chức tu hành.

Công cuộc truyền thừa trong giới thiền gia, lúc bấy giờ được xem như là một tổ chức có quy củ. Danh từ truyền tâm ấn, hay tâm ấn tâm có nghĩa là cung cách làm việc với một đối tượng, cũng chính là sự trao truyền trực tiếp từ Thầy sang Trò.

Sự trao truyền bằng sự giác ngộ được thực hiện bằng tâm, được thực hiện giữa tâm với tâm, không cần đi qua bất cứ một không gian nào, đó gọi là tâm ấn .

Aán còn có nghĩa là quyết định hay là khuôn dấu tượng trưng cho sự chân truyền và chính thống. (theo dẫn giải trong Quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 75 – Khơi Nguồn Phật Giáo Việt Nam”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com