Mục Lục

Vấn: Bạch Sư, tại Việt nam trong các giới Phật giáo chúng con thường nghe phổ biến giáo hóa về giáo pháp Tứ Ân của nhiều pháp phái. Nay xin Sư khai thị về Tứ ân của Phật giáo?

Ðáp: Trong đời giáo hóa của Ðức thế tôn, Ngài là người con hiếu đạo tiêu biểu có nhiều hạnh lành trong giáo pháp của chư Phật và trong quảng đại quần chúng Aán độ thời bấy giờ. Có bài kệ tán thán về Ngài như sau:

Phật xưa hiếu thảo kể hà sa

Ðến kiếp hiện nay cũng đậm đà

Ðao lợi thiên cung về viếng mẹ

Ca tỳ La vệ đến tìm cha

Khom lưng đảnh lễ đồi xương trắng

Ðưa mặt cho hôn một mẫu già

Ðến thác kim quan còn bật nắp

Soi cùng hiếu tử ai dám qua!

Người xuất thế của Ðạo Phật, theo giới pháp tu hành tuy có nói việc “cắt ái từ thân”, song đứng về gốc độ đạo đức thì người tu không hẳn lìa bỏ cha mẹ, ông bà, cửu huyền thất tổ của mình; ngược lại Ðạo Phật còn giáo hóa người con Phật phải quan tâm nhiều hơn đối với cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ trong quá thế nhiều đời cũng như hôm nay. Người Phật tử luôn được cân nhắc bổn phận báo ân báo hiếu là việc trọng đại trong đời người tu! Nhất là người Phật tử Việt nam, luôn là những người Phật tử tiêu biểu trong các hàng Phật tử trên thế giới trong vấn đề trải thân báo hiếu mẹ cha!

1/. Người Việt nam đối với đạo Phật:

Người Việt Nam đối với Ðạo Phật hay người Phật Tử Việt Nam. Từ ngữ Phật Tử không chỉ đơn thuần là người con Phật trong tâm khảm của con người và thanh thiếu niên Phật Giáo Việt Nam, mà nó còn là dòng suối mát thanh lương đượm thắm tình người trong một cộng đồng đạo đức nhân bản của người Việt. Hơn thế nữa người con Phật còn gợi cảm một tình yêu thắm thiết với quê hương, với bầu trời Việt Nam, với sự tươi đẹp trong lòng của xứ sở bốn ngàn năm văn hiến, ven bờ Thái Bình Dương bao la xanh thẳm.

Phật Giáo du nhập Việt Nam, được lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch – Mahoda, con Vua Asoka đưa Ðạo Phật vào Việt Nam – Theo Giáo sư Ngô Ðăng Lợi nhà nghiên cứu khoa học Hải Phòng viết: “Vùng Ðồ Sơn có thành Nê Lê, có Bảo tháp Vua Asoka”. Nếu quả vậy, Ðạo Phật sớm được đưa vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch (Tôn Giáo và lịch sử văn minh nhân loại – trang 12).

Pháp sư Ðàm Thiên (542 – 607) dẫn chứng trong Thiền Uyển Tập Anh : “Một Phường Giao Châu, đường qua Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới thì Giang Ðông (Trung Quốc) chưa có, mà Trung tâm Luy Lâu lại dựng Chùa hơn 20 ngôi, độ Tăng hơn 40 người, dịch Kinh được 15 quyển vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Ðà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác…” (Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại, trang 12).

Thêm một dẫn chứng khác, Phật giáo được du nhập sớm nhất vào Việt Nam không thông qua Trung Hoa, mà hành trình bởi 2 con Ðường Ðồng Cỏ và Ðường Gia Vị, nên người phật tử xưa có những cung cách riêng học Ðạo trực tiếp giữa chư vị Tổ Sư và Phật tử thời bấy giờ. (Tôn Giáo và lịch sử văn minh nhân loại, trang 13).

Nhận thức từ một số nét về truyền thừa Phật Pháp từ những buổi ban đầu ở thời kỳ chưa lập quốc và thời kỳ lập quốc, kiến quốc, người Phật Tử Việt Nam lúc nào cũng có một lòng thành tín thật chính kiến, chuẩn mực, biết tiếp thu những kiến thức mới, tùy hoàn cảnh, môi trường đời sống cư dân, thích tập hợp thành cộng đồng với đầy đủ niềm tin yêu, hổ tương lẫn nhau từ tinh thần lẫn thể chất. Họ lúc nào cũng muốn có sự tiến bộ để sánh vai với các dân tộc lân bang, ngăn chận sự áp bức bốc lột con người, đánh tan những nô dịch văn hóa ngoại lai, họ không thủ cựu, nhưng với tinh thần người con Phật họ rất mẫn cảm tiếp nhận nhanh vùng ý thức mới (phải chăng đây là lý tưởng của Ðạo tràng Phật Tử và Gia đình Phật tử?).

Họ là ai ? là người Việt Nam, cộng đồng Phật Tử Việt Nam, những người con Phật luôn sống dưới ánh hào quang khiêm cung từ tốn của Ðức Phật. Cũng là một vinh dự lớn trong đời khi họ được quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm làm người con Phật, trong thể thống pháp giới vĩ mô mà mỗi người đều có Phật và làm Phật.

Thật vậy, Ðạo Phật từ lâu đã thấm nhuần từ trong tim tủy của cộng đồng Phật Tử, không những thế mà còn được phổ cập sâu sắc trong các xóm làng nông thôn, vùng sâu vùng xa đối với người không có Ðạo hoặc Ðạo khác cũng có thiện cảm với người Phật Giáo từ tâm linh đến hình thức như : cúng lạy, tập tục dâng hương, thờ cúng, lễ nghi tại các Ðình, Ðền, Miếu mạo…

2/. Người Phật tử đối với Dân tộc:

Người Phật Tử Việt Nam, ngoài tính cách mẫn tiệp, lịch thiệp, thông minh trên bước đường học Phật, họ còn rất nhạy cảm với môi trường Xã hội, trong Gia đình, thân bằng quyến thuộc không những một đời mà nhiều đời, họ tiếp cận rất nhanh với môi trường Xã hội mới, tiến bộ thông qua sở học về Phật Học. Ðức Phật từng ban truyền 3 đức tính : “thiện cảm thương người (Bi), thương người và mở hướng cho người thoát khổ (Trí), nghèo không than, giàu không kiêu, không sợ vũ lực (Dũng)…”

Bi – Trí – Dũng là hành trang vào đời của người Phật Tử Việt Nam kinh qua quá trình vừa học Phật vừa tu hành vừa có trách nhiệm nặng nề với Tổ Quốc và Dân tộc, nên họ đã từng tham gia chống giặc ngoại xâm. Trong tay không có tấc sắt, họ cũng rất ít tham gia chiến chinh, tham chính, nhưng với tấm lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu dân tộc lại là nam châm thu hút nhân tâm, biến thù thành bạn, xa lạ thành thân quen, vũ lực kẻ thù trở thành những tấm lòng nhân ái thân thương, bởi tính đạo đức của người Việt Nam, Phật tử Việt Nam.

Tính bất bạo động, bất hợp tác của Phật tử Việt Nam đối với những người đi theo đường tà kiến, bán rẻ quê hương và đồng bào của mình năm xưa (1955 – 1975) đã làm cho Ngô Triều, Nguyễn Triều sụp đổ mà không tha oán một Phật tử nào. Chẳng những thế người đời còn phải tôn thờ họ, như : Tiên sinh Tâm Minh Lê Ðình Thám, Gia trưởng Hoàng Thuyết, Huynh trưởng Phan Duy Trinh, Phan Gia Ly, Quách Thị Trang, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Vân và còn nhiều Anh, Chị, Em Phật Tử có những sự hy sinh đầy ý nghĩa cho Ðạo, cho Ðời, cho lý tưởng cao đẹp… Bởi vì họ có sự nhất quán trong tinh thần “Ðạo Phật Việt Nam trong lòng Dân Tộc Việt Nam”.

3/. Ðạo đức của người Phật tử Việt nam:

Trong Kinh Tâm Ðịa Quán Phẩm Báo Ân, Ðức Phật dạy cho nhóm Phật tử Diệu Ðức, Dũng Mãnh, Thiện Pháp, Niệm Phật… những người nầy toàn là những vị giàu sang nên gọi là Trưởng giả. Ðức Phật dạy cho họ học hạnh Bồ tát Ðại thừa cao thâm, để đạt đến quả vị Niết bàn vô thượng, nhưng họ không tiếp thu được lời dạy của Phật, nên các vị bèn bạch Phật, xin gài dạy cho những pháp tu thực tiễn, phù hợp với thời điểm để được giải thoát sinh tử cho chính mình và mọi người…

Những vị này có hạnh nguyện, vì còn thấy nhiều chúng sanh đau khổ trong vòng sanh tử luân hồi, thường là thiếu đạo đức, nên các vị thỉnh cầu Ðức Phật nói Pháp Tứ Ân, nhằm giúp cho chúng sanh thắm nhuần ân thâm nghĩa trọng của mọi người trong các tầng lớp Xã Hội.

Vấn đề Tứ Ân trong Phật Giáo rất trọng đại, nhưng nó cũng rất rộng rãi, đa dạng bởi chất liệu thơm tho ngọt ngào đối với con người, nhất là trong cộng đồng Phật Tử Việt Nam. Nhìn chung cả một dân tộc Việt Nam với đạo đức tứ ân mang đậm bản sắc văn hóa Dân Tộc và chỉ có Dân Tộc Việt Nam, Phật Giáo Việt Nam mới có tư tưởng tứ ân và đạo đức nầy tồn tại mãi mãi trong lòng người Việt Nam.

Tứ ân theo Phật Giáo:

1 . Aân cha mẹ:

Cha có từ ân, Mẹ có từ bi ân, đối với ân này trong một kiếp người không thể trả hết được thâm ân. Bởi công sanh thành dưỡng dục, chín tháng cưu mang của Cha Mẹ thật vĩ đại vô cùng. Người Phật Tử Việt Nam rất trọng thâm ân này, nên trong bài học vở lòng của người dân Việt có câu:

“Công Cha như núi Thái sơn

“Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

“Một lòng thờ Mẹ kính Cha

“Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Hay là:

“Mẹ già như chuối ba hương

“Như xôi nếp bột như đường mía lau.

Tuy nhiên với người Phật tử, vị trí Cha và Mẹ còn cao quý hơn nữa; ở trong nhà của người Phật tử luôn có hai ông Phật: nhà trên có Phật Thích ca là vị Phật thứ nhất, phía nhà dưới thì “Mẹ Cha” là ông Phật thứ hai của họ. Trong lúc tu nhân, người Phật tử được giáo hóa phải xem tất cả chúng sanh nhân quần xã hội, đang còn đắm chìm trong bể khổ sanh tử luân hồi cũng chính là Cha Mẹ, là ân nhân, những người đem đến cho họ sự an lạc, những người đưa họ ra khỏi phiền não của cuộc sống cũng chính là Cha Mẹ.

Do vậy, người Phật Tử ngoài bản tánh tự nhiên, mang chí lớn cao đẹp tự thân trong sáng, bảo vệ gia đình, nòi giống, danh giá gia phong, khí tiết, nội bộ anh chị em hòa thuận lẫn nhau, họ còn thể hiện tâm từ, đức bi đến với mọi người mang niềm tin yêu bình đẳng, mong muốn mọi người giải thoát khổ đau, dốt nát, đói nghèo, bình đẳng trong sự tiến bộ của xã hội.

2. Aân Sư trưởng:

Với Ðời là ân Thầy, với Tăng Ni là Ân Sư Trưởng, với Phật tử là ân Tam Bảo. Tuy nhiên với người Phật tử trên đôi vai gánh nặng Ðạo Ðời gọi chung là ân Sư Trưởng. Thầy luôn luôn là những bậc hay làm vui cho đời, mang lại sự trong sáng hiểu biết sự nhận thức cho con người; Thầy là những bậc có khả năng chuyển hóa đời sống đen tối của lòai người trở thành những bậc sáng danh trong thiên hạ, Thầy còn có những công năng thật trong sáng, nhẹ nhàng thanh thóat và siêu phóng:

Cuộc sống cần vui xin nguyện làm chim hót

Sỏi đá khô cằn xin chuyển hóa màu xanh

Nguyện làm hoa khi vườn lá trơ cành

Làm đuốc sáng khi đêm dài trăng lặng

Có khi Thầy còn hiện thân như một “ông lái đò thật vĩ đại”; với Ðạo thì đưa người trầm nịch bến mê sang bên kia bờ giác”, với Ðời thì đưa người lỡ bước, đưa khách sang sông, được tôn vinh trong ngày 20/10 hằng năm:

Ðón đưa bao kẽ sang sông

Dù quên dù nhớ cũng ông chèo đò

Người khai sáng, mở mang trí năng cho mình, dù với hình thức nào, thế giới nào, quốc độ nào thì người Phật tử vẫn tôn thờ người Thầy của mình, phong cách “Tôn Sư trọng Ðạo”, canh cánh bên lòng với câu “tiên học lễ hậu học văn”. Ðối với Ðạo Phật thì trước học luật nghi sau học giáo lý. Luật nghi là khuôn thước lễ giáo đối với Tổ Thầy, giáo lý kho tàng khai thông trí tuệ và đưa người đến giải thoát.

Tài năng của một người được xuất phát từ yếu tố người Thầy “không Thầy đố mầy làm nên” sau những năm sách đèn họ sẽ đem tài năng của mình cống hiến cho xã hội cho con người – sự thành đạt và cống hiến chính là yếu tố, quyết định sự tồn tại đạo đức nhân bản tính Việt.

Ðối với người Phật Tử vấn đề đáp ân Sư Trưởng cũng không khác mấy với đạo đức ngoài Ðời. Nhưng đặc biệt, họ còn có sự cống hiến về tâm linh giải thoát cho chính mình và giải thoát cho mọi người chính là báo ân Sư Trưởng.

Người Phật tử hai vai gánh vác Ðạo Ðời, đừng bao giờ quên ơn Thầy, vì:”…chỉ một câu phản Sư bội Ðạo như ngàn năm cá ở trong ao…”. Người phản Sư bội Ðạo thì không làm gì nên thân trong cuộc đời!

Hơn thế nữa người Phật Tử Việt Nam còn mang trọng ân chư Bồ Tát. Thánh Hiền Tăng Ni, Phật Tử (thuộc hàng Bồ Tát Tăng – Tăng là người Thầy) tử vì Ðạo để bảo vệ Phật Giáo Việt Nam, góp phần làm sụp đổ chế độ gia đình trị Ngô Triều (cuối năm 1963) mang lại sự an lạc cho đồng bào.

Ðể báo đáp ân tình đó, hiện nay người Phật Tử Việt Nam đang hòa mình vào các cộng đòng xã hội, gánh vác những trọng trách Ðạo Ðời, với một ước nguyện duy nhất giữ gìn và phát huy chánh pháp cũng như truyền thống bảo vệ Ðạo Pháp trong lòng Dân Tộc.

3. Aân Quốc vương:

Quốc Vương, Chủ Tịch Nước, Tổng Thống, Quốc Trưởng thể chế có khác, song cũng là vị lãnh đạo tối cao, một hợp thể trị quốc chăn dân mang lại sự thanh bình an cư lạc nghiệp cho Tổ Quốc và Dân tộc.

Những người hy sinh cuộc đời mình để bảo vệ sự an nguy của một dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc. Những phát minh mới, sáng kiến cải tiến kỷ thuật phục vụ xã hội, cống hiến cho loài người, những tổ chức môi trường xanh bảo vệ vùng trời, vùng biển, các loài động thực vật. Những tổ chức bảo vệ trật tự an toàn, an ninh xã hội… Ðể báo đáp những thâm ân nầy người con Phật ngoài việc tu hành, học Phật còn có trách nhiệm góp phần hộ quốc an dân, bảo vệ non sống gấm vóc, phát huy tài năng của mình để xây dựng xã hội, xóm làng gấp mười lần tốt đẹp hơn. Cùng với ý tưởng cao đẹp ấy, trong chốn thiền lâm bao giờ cũng thế, sau khi tụng niệm xong thì chư Tăng Ni thường nguyện chư Phật gia hộ cho thiên hạ thái bình, vạn dân an cư lạc nghiệp, tổ quốc quê hương Việt nam hòa bình trong miên viễn, người người tai qua nạn khỏi tật bịnh tiêu trừ.

Những việc làm của chư Tăng Ni, Phật tử từ đời nầy sang đời nọ, từ các bậc tiền nhân vãng bối đến hậu duệ không khác những lời hịch ngày xưa của vị Phật tử kiệt xuất Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

Người Phật tử Việt nam sinh hoạt gia đình rất lành mạnh (Ðạo Tràng Phật Tử & Gia Ðình Phật Tử) họ luôn đồng hành cùng một chánh kiến, gặp nhau trong tinh thần hòa hợp, hội nhập, làm việc đồng bộ, lúc nào cũng: “Nội lực tĩnh, ngoại hình sáng”.

Người Phật Tử Việt Nam dù mang trong mình lý tưởng Ðạo Phật nhưng với truyền thống từ trên hai nghìn năm và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chư Tôn Túc Trưởng Lảo lãnh đạo các cấp Phật Giáo Việt Nam, họ lúc nào cũng đứng sau lưng các Ngài, hướng về tương lai mang một niềm tin yêu làm cầu nối cho các thế hệ kế tiếp thật vững vàng về mạng mạch Phật Pháp, để bảo vệ lý tưởng cao đẹp, cùng nhau có mộït cuộc sống hạnh phúc bình đẳng, an cư lạc nghiệp.

4. Aân chúng sanh:

Ðối với Ðạo, Tăng Ni gọi là ân Ðàn Việt, Ðàn Na… đối với Phật Tử gọi là ân chúng sanh đồng bào đồng loại, xã hội, cộng đồng… Trong đời sống hằng ngày giữa con người và con người luôn có sự hổ tương, nhẫn đến tấm lòng tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa, những hình thức trao đổi cho nhau những cái hay trong xã hội… từ miếng cơm manh áo vật chất sử dụng hằng ngày, những kiến giải về tinh thần, giải quyết các vấn đề môi sinh môi trường, sự sáng tạo, sáng tác, sáng chế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bản thân, từ gia đình đến xã hội trong các khu phố xóm làng đến đại thể quốc gia, thiên nhiên cảnh trí. Tất cả bắt đầu từ con người, con người là vị trí độc nhất vô nhị kinh qua trí tuệ tuyệt vời của tự thân.

Người con Phật đã chẳng những không hủy hoại những công lao to lớn giữa con người, mà còn tự biết bổn phận không quên ơn phụ lòng xã hội và mọi người.

Ðã chẳng những không quên ơn mà họ còn tự nguyện cống hiến tài năng của mình một cách vô tư kỷ, quên mình vì người, phát huy lòng từ thiện (từ) cứu giúp người cung khổ (bi). Từ sở học Phật pháp, người Phật tử nhận chân giá trị chúng sanh khổ nên họ rất biết thương người khổ, người đồng cảnh ngộ, họ sẵn sàng tha thứ kẻ nghịch lòng mình, hoặc khoan dung với những người chẳng giúp được gì cho họ. Với tâm chân chánh, lúc nào cũng xem mọi người là ân để đáp ân.

Của pháp đôi thí đều không sai khác

Phép đến bờ kia khẩm đủ trọn rồi

Ðể kết thúc bài này, xin trích lời dạy của đức Phật trong kinh Tâm Ðịa Quán, Phẩm Báo ân: “… Người đệ tử Phật muốn thành tựu hạnh báo ân, phải thực hành pháp nhị đế, thông suốt ngũ minh. Nhị đế là chân đế và tục đế, tức thượng báo tứ ân, hạ tế tam khổ – ngũ minh là thanh minh, nhân minh, công xảo minh, y phương minh và nội minh”. Trách nhiệm của người con Phật hiện tại và tương lai vừa hành Ðạo nhưng cũng vừa phụng sự xã hội “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”, xa hẳn tính thụ động và cục bộ, năng động sáng tạo các ngành nghề, hội nhập tu học hành đạo theo phương châm hành động “Phụng sự Ðạo pháp, phục vụ Dân tộc” của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 81 – Tứ Ân Với Người Con Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com