Lễ Vu lan là ngày lễ truyền thống Phật giáo hài hòa trong sinh hoạt của dân tộc Việt Nam từ bao đời trở thành nếp nghĩ thân quen trong dân gian qua câu “tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Vu Lan nói đủ là Vu Lan Bồn có nghĩa là Cứu Đảo huyền, tức là một phẩm kinh được dịch từ tiếng pali sang tiếng Trung quốc vào năm 265 đời Võ đế nhà Tây Tấn. Nội dung kinh Vu Lan Bồn kể lại câu chuyện Ngài Mục Liền Liên đắc lục thông, dùng huệ nhãn quán sát thấy Mẹ bị đọa vào loài ngạ quỹ. Ngài mang cơm dâng cho Mẹ, nhưng bà vẫn không ăn được vì vừa mở miệng, lửa từ miệng tràn ra, Mục Kiền liên cầu xin Phật cứu. Đức Phật dạy Mục Kiền Liên nên chờ ngày tự tứ thiết lễ cúng dường, nương nhờ lực chú nguyện của chư Tăng mới cứu được Mẹ.

Vì sao Đức Phật lại chọn ngày Tự tứ làm lễ Vu Lan cầu nguyện cúng dường ? Chúng ta thử tìm hiểu.

Ngược dòng lịch sử vào thời Đức Phật tại thế, ở thời kỳ đầu đối với hàng Thánh Tăng có một cơ thể khỏe mạnh và sức thông minh vượt bình thường, với một y một bát tuỳ thân, các Ngài du hóa theo chân Đức Phật, vượt qua những trở ngại, dãi gió dầm sương, tinh tiến tu học hành đạo, nên Đức Phật không cần đặt vấn đề an cư với chư Tăng.

Cho đến khi giáo đoàn của đức Phật có nhiều chư Tăng, có nhiều người xin vào tu, nhưng chưa phải là Tháng Tăng, đồng thời sức khỏe của chư Tăng không còn tiếp tục theo chân đức Phật du hóa hành đạo như xưa nữa, nhất là khi gặp mùa mưa lũ lụt bị cuốn trôi mất y bát, nhẫn đến nguy hiểm đến tánh mạng. Đồng thời chư Tăng thường là giẫm đạp lên các loài côn trùng đang sinh sôi phát triển, thật tổn lòng từ bi…Do đó Đức Phật chế tác ban hành giới luật :”mỗi năm chư Tăng Ni đệ tử đức Phật phải am cư, tìm trú xứ thanh tịnh mà dừng chân tu học, suốt thời gian ba tháng”.

Sau ba tháng an cư đó và ngày mãn hạ tự tứ chư Tăng Ni kiểm điểm lại những lỗi lầm đã phạm, trí tuệ đạo hạnh chư Tăng Ni tăng trưởng, xứng đáng với vai trò Thánh Tăng cứu độ muôn loài :”…Kinh Vu lan nói :”…Đều trì giới rất thanh rất tịnh, đạo đức dày chánh định chơn tâm, tất cả các bậc Thánh Phàm, đồng lòng thọ lãnh bát cơm lục hòa…”. Lúc bấy giờ Phật dạy Tôn giả Mục Kiền Liên cũng như những người con Phật sắm sanh lễ vật, đem hết tâm trí lực dâng lên cúng dường những phẩm vật cho chư Tăng Ni thanh tịnh để lập thành công đức hồi hướng cầu cho Cha Mẹ Cửu huyền thất tổ quá thế nhiều đời được nương công đức nầy mà siêu thoát luân hồi…”lễ cứu tế chí thành sắp đặt, ngõ cúng dường chư Phật chư Tăng…”. Tuy nhiên việc cúng dường nầy đối với Chư Phật, thì chúng ta nên thực hiện, không chỉ cúng dường chư Tăng; mà cũng có những thời điểm mà chúng ta cần làm việc chẩn tế, trai đàng, phóng sanh, giúp người cô độc, giúp những gia đình bần khó khổ cực nhưng lúc nào cũng đói ăn thiếu mặt, những gia đình nghèo bị thiên tại địch họa; chúc thọ cho những người già cả, niên cao kỷ trưởng làm cho các vị vui lòng mà sống thêm tuổi thọ…đấy là thực hiện đúng lời dạy của Phật như trên, mà cũng chính là cúng dường mười phương chư Phật.

Tóm lại, thực hiện trọn vẹn sâu sắc tinh thần Kinh Vu Lan Bồn, kết hợp được đạo hạnh thanh tịnh giải thoát của chư Tăng với lòng chí thành của người cúng dường, cùng với phẩm vật dâng cúng thanh tịnh vào lúc hợp thời thanh tịnh của ngày Tự Tứ, mang lại kết quả thật lợi lạc như lời Phật dạy :”…như người nào có sắm ra vật thực, dâng cùng dường tự tứ Tăng thời, hiện tiền phụ mẫu của người, bà con quyến thuộc thảy điều nhờ ơn, Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi, cảnh thanh bình hưởng thọ tự nhiên, như còn cha mẹ hiện tiền, nhờ đó cũng được bá niên thọ trường, như cha mẹ bảy đời quá vãng, sẽ hóa sanh về cõi thiên cung, người thời tuấn tú hình dung, hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân…”

Chúng ta, những ngưới con Phật, trong mùa Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân, chư Tăng Ni, Phật Tử nên thiết lễ Vu Lan đúng như pháp Phật dạy để không phụ thâm ân giáo dưỡng của đức Thế Tôn.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Rằm Tháng Bảy Và Việc Báo Hiếu Theo Kinh Vu Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com