Ký tự được đánh dấu: truyền thuyết

  • 36. Quán Âm Ba Mặt

    Xưa thật là xưa, ở thành Lạc Dương, quan lại thì tham ô, thanh thiếu niên thì hư hỏng. Bồ Tát Quán Âm có ý định muốn giáo hóa họ, nên biến thành một người đàn bà nhà quê, tay cầm một cái hộp gấm, trong hộp có một tấm kính bằng đồng đen quý báu, đem đến chợ Lạc Dương bán.

     
  • 35. Quán Âm Vợ Mã Lang

    Một hôm, Bồ Tát Quán Âm vân du tới bờ biển Đông hải. Sở dĩ Ngài muốn đến đấy là vì nghe nói rằng dân chúng ở vùng biên giới xa xôi này không biết lễ nghĩa, không tin Phật Pháp, Tam Bảo, ích kỷ ngu muội, hung bạo hiếu chiến không khác gì cầm thú. Sau khi quan sát tìm hiểu thật lâu, Ngài thấy những gì tai nghe và mắt[...]

     
  • 34. Ngao Đầu Quán Âm

    Ngày xưa có một tên quan tham ô, không có việc ác nào là không làm, dân chúng oán hận vô cùng, chết đi bị Ngọc Hoàng Thượng Đế trừng phạt biến thành thú vật, cá không ra cá, rùa không ra rùa, thân dài một trượng sáu thốn (10 thước 6 tấc), sắc màu vàng kim nên được gọi là con kim ngao.

     
  • 32. Thánh Quán Âm

    Nhắc lại Ngài Quán Âm gặp vị tăng Tây Tạng ở Cửu Hoa Sơn, vị này đã tâm sự với Ngài rằng vì mình không nói được tiếng Trung Hoa nên không giáo hóa được chúng sinh ở Trung độ, được Bồ Tát hóa hiện tướng “bảo mã” để khuyến khích ngài đi chu du bốn biển đồng thời học tiếng Trung hoa. Vị tăng ấy đã nói:

     
  • 31. Mã Đầu Quán Âm

    Một hôm, Bồ Tát Quán Âm đến chân núi Cửu Hoa Sơn. Cửu Hoa Sơn ở trong địa phận của tỉnh An Huy, sở dĩ mang tên Cửu Hoa Sơn là vì dãy núi này có tổng cộng 9 đỉnh núi, và đỉnh nào cũng giống y như một đóa hoa sen.

     
  • 30. Thủy Nguyệt Quán Âm

    Bồ Tát Quán Âm đến Cô Tô thì gặp ngay lúc thành phố này đang bị nạn đao binh hoành hành. Dân chúng thành Cô Tô bị lính người Kim tàn sát chết cả hơn mười vạn người, oan hồn vất vưởng các nơi đồng hoang mông quạnh thật là khổ sở. Bồ Tát thấy thế khởi lòng lân mẫn, phát tâm từ bi sâu rộng, nên thi thố pháp lực để cứu vớt[...]

     
  • 29. Tống Tử Quán Âm

    Chùa Từ Vân nhờ có thờ tượng Đa Bảo Quán Âm nên khách dâng hương lễ bái kéo đến nườm nượp, tiền cúng dường vô cùng hậu hĩ. Tuy nhiên, người dâng hương lễ bái không phải bất cứ người nào cũng là hạng người mà Bồ Tát kỳ vọng, nghĩa là những người có tâm hướng thiện.

     
  • 28. Đa Bảo Quán Âm

    Tượng Đa Bảo Quán Âm có 18 cánh tay, và trong mỗi bàn tay có nắm một viên ngọc quý. Nhìn bức tượng này thì thấy dường như Ngài có vô số bảo vật. Thật ra, Ngài đã có lần hiển hóa ở vùng Giang Nam để khuyến cáo thế gian đừng nên tham lam bảo vật của cải.

     
  • 27. Bia Dương Chi Quán Âm

    Đương gia hòa thượng của am Dương Chi tên là Như Quang, có giữ trong am một bức tranh do vị họa sĩ nổi danh đời Đường là Diêm Lập vẽ. Đó là bức “Quán Âm Đại Sĩ đồ tượng”. Tranh vẽ Quán Âm Đại sĩ đầu đội mão châu ngọc, khoác áo gấm, tay phải cầm cành dương liễu, tay trái cầm tịnh bình, linh động như người sống, thật là[...]

     
  • 26. Bạch Y Quán Âm

    Hôm ấy, vừa đúng phiên chợ ở trấn Phù Dung, một thị trấn nhỏ nằm ngay dưới chân núi Phong Hoàng, người qua kẻ lại đông đúc náo nhiệt, chen chúc nhau trên mọi nẻo đường. Cứ dọc theo con đường lớn đi thẳng về phía trước thì ở góc đông bắc của chợ sẽ thấy có một tấm bảng viết bốn chữ lớn “Chữa bệnh cứu đời” đập ngay vào[...]

     
  • 25. Tám Bức Tranh Quán Âm

    Ở quanh vùng Tô Châu, Hàng Châu, dân chúng thường thờ phụng những bức tranh họa 8 tướng của Bồ Tát Quán Âm. Sở dĩ dân chúng rất thích 8 bức tranh này, là vì ngay từ đầu, chính Bồ Tát Quán Âm đã hiện thân tự tay vẽ ra những bức tranh mẫu. Chuyện này có liên quan đến một vị cư sĩ tên là Vương Tích Tước.

     
  • 24. Giếng Thần Tiên

    Ở miệt trên của bãi cát Bách Bộ sa và phía nam của Kỷ Bảo lĩnh, có một cái động đá bị cây lá che phủ. Trong động có một cái đầm nước tên là “giếng thần tiên”; nước giếng ngọt ngào, trong trẻo, hạn hán không khô, lụt lội không tràn. Khách hành hương qua lại nơi ấy, ai cũng ngừng chân lại uống một hớp nước tiên, họ cho[...]

     
  • 23. Hoà Thượng Lịch Sơn Bắt Rùa

    Trước cửa chùa Phổ Tế có một hồ sen, hoa sen ở đó đặc biệt tinh khiết, hương thơm đặc biệt ngào ngạt. Năm ấy có một viên khâm sai của hoàng thành đến chơi Phổ Đà Sơn, được ăn một bát chè hạt sen thơm phức, về tới triều đình bèn hết lòng tán dương khen ngợi.

     
  • 22. Chuông Thần

    Xưa thật là xưa, chùa Pháp Vũ chỉ là một cái am nhỏ, tên là am Hải Triều. Vị tổ thứ nhất của am Hải Triều tên là Đại Trí, đã dày công đúc một cái chuông đại hồng bằng đồng đen nặng hơn bảy ngàn cân treo tại lầu chuông, mỗi ngày sáng và chiều thỉnh chuông hai lần.

     
  • 21. Hoa Đạo Vẽ Trộm Tượng La Hán

    Xưa thật là xưa, trên đảo Tù Tiên có một ngôi chùa tên là Linh Âm tự, vị thầy trụ trì pháp hiệu là Hoa Đạo. Khách hành hương lai vãng không đông nên mức sống của chùa cũng hơi khó khăn.

     
  • 19. Kỷ Bảo Lĩnh

    Thiên Bộ Sa và Bách Bộ Sa được nối liền với nhau bằng một ngọn núi nhỏ, giống như cái kỷ trà tựa sát vào cái ghế, và trên ấy rải rác rất nhiều những hòn đá lớn đá nhỏ khác nhau, thiên hình vạn trạng, giống như vô số ngọc ngà châu báu được rải lên kỷ trà vậy. Vì vậy mà người ta gọi chỗ ấy là “Kỷ Bảo Lĩnh”.

     
  • 18. Cổ Phật Động

    Trên núi Phổ Đà, ở phía tây bắc của Thung Lũng Cát Bay, có một động đá gọi là Cổ Phật Động, trong đó có thờ một “nhục thân Phật”. Lai lịch của Cổ Phật Động này là một câu chuyện khá thú vị. Xưa thật là xưa, trong động này có một vị cao tăng được mọi người gọi là Nhân Quang Sư. Nhân Quang Sư có hai người đệ tử, người[...]

     
  • 17. Thung Lũng Cát Bay

    Ngày xưa có một người rất nghèo, nghèo rớt mồng tơi, tên là Đắc Tài, đã 30 tuổi đầu mà vẫn còn chưa vợ. Có một năm kia, Đắc Tài đến Phổ Đà Sơn dâng hương, nguyện cầu Bồ Tát Quán Âm gia hộ cho mình sớm phát tài. Hắn lễ từ chùa trước đến chùa sau, lên Phật Đỉnh Sơn, rồi theo đoàn khách hành hương đến Phạm Âm Động lễ bái[...]

     
  • 14. Đài Thiên Đăng

    Lúc ban đầu, Phật Đỉnh Sơn không có chùa chiền, chỉ có một cái đình bằng đá nhỏ xíu. Trong am Duyệt Lĩnh có một chú sa di tên là Viên Huệ vừa đúng 15 tuổi. Mỗi ngày chú đều trèo lên Phật Đỉnh Sơn đốn củi. Từ sáng sớm chú đã lên tới đỉnh núi, trời tối mịt mới trở về am, trong ngày khi mệt thì ngồi nghỉ trong cái đình[...]

     
  • 13. Hai Rùa Nghe Pháp

    Tương truyền vào thuở xưa thật là xưa, trên núi Phổ Đà chưa có tăng có tục và chùa chiền, Ngài Quán Âm tu hành một mình, cứ đêm đêm đoan tọa trên tảng đá Bàn Đà tụng kinh. Trong những đêm trăng sáng rực rỡ, dưới ánh nguyệt lung linh giọng của Ngài càng thêm truyền cảm, hấp dẫn nên lôi cuốn hết tất cả thú vật chim chóc[...]

     
 
<<  
1 2  >>
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com