Vào ngày 11/11/2014, cộng đồng Phật tử thế giới nhận được một tin dữ bất ngờ khi thầy Thích Nhất Hạnh, một nhà sư Việt Nam, một vị thầy đáng kính và là tác giả nổi tiếng bị xuất huyết não làm thầy không thể nói hay đi được. Thầy Thích Nhất Hạnh đã có những dấu hiệu bình phục nhỏ như nuốt được thức ăn và gần đây là có thể bắt đầu nói được. Thầy đang được điều trị tại trung tâm y khoa thuộc trường đại học San Francisco. Thầy đã dự định đến Hoa Kỳ vào mùa thu này cho khóa tu "Phép Lạ Của Chánh Niệm" kéo dài hai tháng rưỡi, giảng pháp và sống trong chánh niệm. Dù thầy vắng mặt, những đệ tử của thầy vẫn quyết định tiến hành tổ chức khóa tu.

Tricycle đã có buổi trò chuyện với một vị đệ tử của thầy khi khóa tu được tổ chức ở thành phố New York. Đây là vị thầy đang tu tập tại tu viện Bích Nham ở New York kể từ năm 2004. Thầy đã nói về việc vì sao thầy đến với Phật Giáo cũng như việc thầy Nhất Hạnh bị bệnh đã ảnh hưởng đến tăng đoàn như thế nào và những đệ tử tại gia cũng như cộng đồng tăng thân của thầy Nhất Hạnh, một vị thầy nổi tiếng trên toàn thế giới sẽ đi đâu từ lúc này.

Xin thầy có thể cho biết thầy đến với Phật Giáo như thế nào không?

Khi tôi đang sống ở Nepal như là một tình nguyện viên của lực lượng gìn giữ hòa bình, tôi đã gặp một nhà sư Tây Tạng bên bờ sông Trishuli, dọc biên giới giữa Nepal và Ấn Độ. Nhà sư rất là gần gũi, tốt bụng và hiện hữu. Ngay sau đó, thầy tạo nên một mối quan hệ rất gần với tôi. Tôi đã đến thăm nhiều chùa ở Kathmandu, Boudhanath và Swayambhunath rất đẹp như từ một thế giới khác, đặc biệt là với một người có nguồn gốc văn hóa phương Tây như tôi. Tuu nhiên với vị thầy này, đó chỉ là một sự kết nối đơn giản của tình người. Tôi không dám nói lớn nhưng có một phần trong tôi đã nghĩ rằng "Tôi muốn được như vậy. Tôi muốn được chạm vào niềm hạnh phúc như vậy" Cũng ngay trong thời gian này, bạn gái cũ của tôi đến Nepal với tập sách của thầy Nhất Hạnh "Chuyển Đổi và Hàn Gắn – Kinh Tứ Niệm Xứ". Tôi nghĩ đó là một quyển sách vô cùng hấp dẫn và đã giúp tôi đi theo truyền thống của thầy.

Hiện giờ thầy đã là một nhà Sư theo truyền thống của thầy Nhất Hạnh hơn một thập kỷ. Vậy việc thầy Nhất Hạnh bị bệnh đã thay đổi thầy và tăng thân như thế nào trong việc tiếp cận các lời dạy?

Tôi chú ý là tôi có nhiều năng lượng hơn. Trước đây, tôi được chăm sóc, được quan tâm. Tôi là một tu sinh, một đứa con của thầy. Với cảm giác đó được lưu chuyển, tôi có thể bình thản. Tuy nhiên, tôi phải chuyển đổi cảm giác rằng tôi phải mang gánh. Tôi phải mang những gì tôi được truyền thụ đến với mình và tôi phải gánh vác cộng đồng. Thật là đẹp khi thấy điều gì xảy ra khi tôi cho phép sự chuyển đổi ấy tăng lên để nó vẫn tiếp tục sống. Khi chúng ta tập để truyền năng lượng của chánh niệm và tỉnh giác, nó có cảm giác rất đẹp và hàn gắn. Khi chúng ta nhận ra rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ bệnh quá nặng và không thể giảng pháp. Sự cấp bách này tạo nên ước muốn cùng liên kết với cộng đồng để bắt đầu nở rộ trong tôi và tôi thấy nó hiện hữu trong toàn tăng thân: mọi người đều muốn chăm sóc nâng đỡ người khác. Chúng tôi biết điều này rất rõ về tầm nhìn của Thầy với chúng tôi rằng chúng tôi phải trở thành một cộng đồng không có người lãnh đạo cùng hiện thân với nhau.

Ước vọng này tăng lên bên trọng chúng tôi. Khi chúng tôi dự định tổ chức một sự kiện, chúng tôi cùng ngồi và chia sẻ nhận xét với nhau. Làm thế nào để chúng tôi gặp nhau ngày đó trong chánh niệm? Chúng tôi sẽ nói gì? Không ai nói rằng "Tôi là người có quyền, vì thế đây là những gì chúng ta cần làm" Chúng tôi lắng nghe lẫn nhau và khi lắng nghe, chúng tôi để câu trả lời tự hiện hữu ra.

Cảm giác này tăng lên thỉnh thoảng cũng gây ra một số lo ngại. Tuy nhiên, thay vì nói rằng "Vấn đề của chúng ta là có lẽ thầy sẽ không bao giờ còn bên chúng ta nữa " chúng tôi phải nói rằng "Đây là những thử thách của chúng ta" Chúng ta sẽ gặp một số lỗi lầm. Chúng ta sẽ không làm được moi thứ hoàn hảo. Có thể sẽ không có sự hòa hợp hoàn hảo trong cộng đồng trừ khi chúng ta cố gắng làm việc để giải quyết những bất đồng, đặc biệt là khi không có thầy bên cạnh. Năng lượng sau sự chấp nhận này là rất quan trọng.

Vậy thầy và những tăng thân đã như thế nào để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của Thầy Nhất Hạnh khi thầy đang điều trị ở Mỹ ?

Chúng tôi phải đối diện với sự thật rằng Thầy muốn được ở đây nhưng Thầy quá yếu nên không thể làm được. Chúng tôi muốn làm điều này cho thầy, qua thầy và với thầy. Chúng tôi làm cho thầy hiện diện thông qua cách chúng tôi nói và thông qua cách chúng tôi hành động với nhau. Chúng tôi mang thầy sống lại và để tâm linh của thầy trở về lại với việc tu tập.

Vậy những hành giả tu tập có mang vấn đề bệnh của Thầy để nói khi họ đến đây tu tập?

Những ai đã từng tu tập với thầy đều biết rằng Thầy muốn moi người tìm thấy sự hiện diện của thầy trong việc tu tập của họ. Những đệ tử khắp mọi nơi, không phải chỉ ở cộng đồng tu viện mà có cả một lượng rất lớn những tăng thân tại gia và xuất gia biết rắng họ đang tiếp tục công việc của thầy. Họ cảm nhận rằng đây là cơ hội để cho thất cả chúng tôi vượt lên một mức độ mới trong việc tu tập. Chúng tôi thường xuyên quay về với những lời dạy của thầy rằng thầy không chết.

Trong suốt 40 năm, thầy luôn nói rằng "thầy sẽ không bao giờ chết. Sự tu tập của thầy vẫn sống trong các con. Nếu các con bước và thở , thầy sẽ hiện hữu." Thầy hiểu về sức mạnh của việc thấm nhuần truyền thừa. Đó không chỉ là việc thầy nói ngày này tháng nọ mà thầy đã sống đã thực hành. Thầy đã tạo ra một hình mẫu rất tốt cho chúng tôi và hiện giờ chúng tôi đang khám phá nó có ý nghĩa như thế nào để nhận ra hình mẫu này. Thật không hề đơn giản tý nào. Chúng tôi phải khám phá nó trong chính bản thân chúng tôi nên có những giây phút rất khó khăn và hiểu lầm. Tuy nhiên chúng tôi thấy sự phát triển. Tôi thấy tiềm năng nở rộ trong tăng thân của chúng tôi.

Thầy có những từ ngữ động viên nào muốn gởi đến các hành giả mới tập sự trong việc tu tập Phật Giáo?

Nếu bạn không biết cũng không sao. Nếu bạn không làm việc đúng như những gì bạn kỳ vọng cũng không sao. Thỉnh thoảng quả sẽ đến sau. Thỉnh thoảng hãy để nó tự thể hiện theo ý muốn. Đức Chúa Jesus thường nói rằng Thánh Linh (Holy Spirit) mà Ngài ví nó với gió ; gió thổi ; không ai biết nó thổi đi đâu, nó đến từ đâu hay nó đi về đâu. Nó đến bất cứ đâu nó muốn. Cố gắng nắm giữ Thánh Linh là khờ dại. Điều này đúng với việc tu tập thiền định cũng vậy. Thật là đẹp. Chúng ta chạm vào nó; chúng ta nếm nó. Chúng ta cảm thấy an lạc, vui vẻ và kết nối với nhau. Tuy nhiên, bạn phải để cảm giác đó ra đi như tất cả mọi thứ. Bạn phải tiếp tục đi.

Ngọc Hằng dịch

Theo Tricycle.com



Có 1 phản hồi đến “Tăng Thân Làng Mai Như Thế Nào Khi Không Có Thầy Thích Nhất Hạnh Bên Cạnh?”

  1. Diệu Tiên đã nói

    Cầu mong thầy sớm bình phục. Đường còn dài, chúng con rất cần thầy bên cạnh. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát!

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com