Băng Cốc, Thái Lan- Tại chùa Hoa Sen ở gần Băng Cốc, các nhà sư biết rằng lũ đang tràn ngập mọi nơi trên đất nước làm ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống, kể cả chết.

Ở trung tâm Băng Cốc thì hầu như khô ráo nhưng ở các thành phố phụ cận, nước lụt vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống khó khăn của người dân.

Nước lũ làm ngưng trệ hết tất cả các nghi lễ ở chùa. Chánh điện ngập nước nên các nhà sư phải thiền hay tụng kinh theo từng nhóm nhỏ ở các nơi khác. Nhiều nhà sư tập sự phải hoãn các nghi lễ cần thiết để về giúp gia đình. Tám nhà sư phải rời khỏi chùa để đến các nơi khô ráo hơn.

Tệ hại nhất là việc ảnh hưởng đến những người chết. Nước lũ tràn ngập làm cho việc hỏa táng không thể thực hiện được.

“Khi mực nước giảm đi sẽ có rất nhiều việc cho mọi người làm. Với chúng tôi, đó là việc phải hỏa táng rất nhiều xác chết.” Thầy Phra Kriengkri Nakmi, 47 tuổi, nhà sư ở chùa Hoa Sen cho biết.

Đầm lầy, muỗi đang tràn vào tất cả các nơi mua sắm của Thái Lan.

Trong khi những người giàu có đang sống ở những khách sạn hay khu nghĩ dưỡng như là Hua Hin, tiêu tiền để mua nước đóng chai thì nhiều người nghèo khổ lại mất kiên nhẫn vì phải sống với mùi hôi thối sình lầy của nước lũ trong nhiều tuần liền.

Chính quyền của thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đưa ra ranh giới giữa việc bảo vệ nền kinh tế và giảm những gánh nặng cho hàng trăm ngàn người vẫn đang sống trong các vùng ngập lũ.

Ở quận Khlong Sam Wa, nơi chùa Hoa Sen tọa lạc, nhiều người dân phải mang bao cát để tấn lũ. Các nổ lực nhằm cứu nguy công viên Bang Chan và Lat Krabang kế bên nhưng lại gây ảnh hưởng lũ đến các khu vực còn lại.

Theo truyền thống, chùa là trung tâm của các hoạt động trong làng mỗi ngày. “Người Thái có mỗi liên hệ đến chùa từ khi sinh ra cho đến khi mất ddi và mỗi sự kiện có ý nghĩa đều diễn ra ở chùa.” Thầy Phra Kriengkri, nhà sư hơn 25 năm qua cho biết.

Khi một người nào đó qua đời, các nhà sư tụng kinh tại nhà của họ trong nhiều đêm trước khi mang đến chùa chuẩn bị hỏa táng. “Tuy nhiên, với tình trạng lũ như thế này, điều đó không thể xảy ra. Các gia đình phải trì hoãn mọi thứ vì họ muốn nghi lễ phải được diễn ra đúng đắn để đạt được hết phước báo cho người thân quá cố của họ.”

Lễ an viếng, như là đi xunh quanh quan tài cũng bị trì hoãn vì lũ. Số lượng các xác chết đưa đến chùa càng nhiều có nghĩa là các nhà sư phải để trong quan tại ở căng tin của họ, nơi cao nhất và khô ráo nhất của chùa. Không có xác chết nào ở chùa Hoa Sen nằm trong số 530 người bị chết vì lũ cả.

Vẫn đề còn phức tạp hơn khi nhiều người muốn được tá túc ở chùa Hoa Sen khi nước lũ tràn vào nhiều nơi khác. Hơn 30 gia đình đang tạm cư ở chùa gần trường Phật học và các nhà sư phải chèo ghe và bơi xuồng đi rất nguy hiểm.

“Chúng tôi đã ở đây được bốn ngày rồi.” Tu Poesut, 62 tuổi cho biết. Bà đến chùa cùng với gia đình để tránh lũ “Ban đầu chúng tôi định kiếm nơi ở gần trường học nhưng đã hết chỗ nên chúng tôi phải tá túc tại chùa. Tôi nghĩ đây là một quyết định sáng suốt. Tôi rất quen thuộc với chùa mặc dù đang bị ngập lụt.”

Một người đến tá túc khác ở chùa là Sarawutt Chaikamdi, 54 tuổi cho biết ông ở chùa mặc dù chân phải bị cưa đang chuyển sang màu vàng vì bị nhiễm trùng. “Cũng chẳng có gì nhiều để chờ bên ngoài. Chẳng có nơi nào để đi cả.” Ông cho biết.

Thầy Phra Kriengkri cho biết thầy quyết định ngưng việc đóng chùa. Mỗi ngày, các nhà sư cùng với mọi người làm việc để bảo vệ chùa và các kiến trúc bên trong. Họ phải làm cả cầu bằng gỗ tạm thời giữa các khu nhà để đi lại dễ dàng hơn.

Trong những tuần gần đây,thầy Phra Kriengkri cho biết thầy chỉ thấy có duy nhất một đám hỏa táng vì gia đình của người quá cố phải bay sang từ Hoa Kỳ “Họ cần phải về nhà, họ không thể đổi vé máy bay được.” Thầy cho biết.

Ngọc Hằng

Theo WSJ



Có phản hồi đến “Chùm Ảnh: Thái Lan – Các Nhà Sư Chống Chọi Với Lũ Để Bảo Vệ Chùa Và Xác Chết”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com