Hôm nay là ngày lễ Cha (Father’s Day) ở Mỹ. Ngày lễ Cha thường được tổ chức vào chủ nhật lần thứ ba của tháng sáu. Với người Việt Nam chúng ta, khi nghĩ về tình hiếu đạo, hình như chúng ta có thiên hướng dành nhiều tình cảm cho mẹ hơn cho cha. Tục ngữ cao dao cũng như nhiều mẫu chuyện về gương hiếu đạo vẫn dành cho mẹ với tình cảm nồng nàn sâu lắng nhất. Nghĩ về mẹ là nghĩ về cả một bầu trời thương yêu hạnh phúc cũng như tình mẫu tử thiêng liêng ngọt ngào. Đâu đó trong kho tàng ấy vẫn có những điều cao quý dành cho cha, đấng sinh thành nâng đỡ trụ cột đưa con bước đến với cuộc đời.

Xem thêm:

Hành Trình Mười Năm Đầy Diệu Kỳ Trên Đất Mỹ Trong Tình Thương Phật Giáo

Bằng “Doctor” Trong Mùa Phật Đản Màu Nhiệm Lần Thứ Tư Của Đời Con

Riêng với Ngọc Hằng, ngày lễ Cha vô cùng cao quý đầy cảm động. Từ ngày má Ngọc Hằng bị bệnh mất trí hơn sáu năm qua, một tay ba Ngọc Hằng chăm sóc má cũng như che chở, giúp đỡ, thương yêu, nuôi dạy chị em trở thành những người con hiếu đạo, học hành thành đạt và có cuộc sống được kính yêu trọng vọng ở Mỹ. Dù ba Ngọc Hằng không biết tiếng Anh, chỉ biết làm nghề nhặc rác dọn dẹp vệ sinh kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như biết bao khổ đau chăm má bị bệnh nhưng không vì thế mà tình cảm ba dành cho chị em Ngọc Hằng thiếu kém. Thương cha cả đời vất vả, nghẹn ngào khi má vì các con từ bỏ tất cả đi đến xứ người mong con thành đạt, chị em Ngọc Hằng đã không phụ nghĩ mẹ tình cha học hành nên người thành những bác sĩ, dược sĩ nhưng tiếc thay má không còn biết gì để mừng con thành đạt.

Không phải chỉ riêng ba của Ngọc Hằng là vĩ đại mà còn rất nhiều những người cha khác cũng thương con vô bến, hy sinh tất cả vì con. Nhiều gia đình có đời sống còn khổ đau, thê thảm, nghèo đói hơn rất nhiều nhưng họ đã giáo dục con mình thành những người con hiếu đại tài đức cho xã hội. Trong tình yêu thương sâu lắng nhân ngày lễ Cha năm nay, Ngọc Hằng xin gởi tặng các bạn câu chuyện ngắn “Cha,” một câu chuyện dù ngắn nhưng có thể làm cho những người con rưng rung ngấn lệ khi nghĩ về cha mình. Nguyện chúc tất cả những người cha trên thế gian này sẽ có một ngày lễ đầy ý nghĩa và nguyện mong xã hội sẽ có thật nhiều những người con hiếu đạo luôn biết sống tròn đầy đạo lý như tình cha vời vợi bao phủ đời con. A Di Đà Phật!

" Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.

Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:

- "Có dư đồng nào không con?".

Tôi đáp:

- "Còn dư bốn ngàn ba ạ".

Ba nói tiếp:

- "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa".

Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.”

BÌNH :

Thật cảm động, đọc chuyện ngắn này tôi cũng rưng rưng nước mắt. Đời này người ăn không hết, kẻ lần không ra .

Chỉ 2.000 đ , chắc rằng Ba đã phải dắt bộ về nhà một quảng đường dài hun hút, trên đường đi, lướt vun vút qua mặt Ba là những chiếc xe bóng loáng mà lạnh tanh tấm lòng . Hỡi những người con hôm nay còn cha còn mẹ, hãy luôn tri ân tấm lòng và đức hy sinh vô bờ của cha mẹ để đáp đền mai sau

Ngọc Hằng



Có phản hồi đến “Câu Chuyện Phật Giáo Số 9: Cha”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com