(22 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng Trì, Sa Môn Biện Cơ soạn

1. Nước Tào Cự Thác
2. Nước Phất Phiêu Trì Tát Quân Na
3. Nước An Đản La Phược
4. Nước Hoạt Tất Đa
5. Nước Hoạt
6. Nước Tào Kiến
7. Nước A Lợi Ni
8. Nước Yết La Hồ
9. Nước Ngật Phiêu Sắc Ma
10. Nước Bát Lợi Yết
11. Nước Tu Ma Đản La
12. Nước Bát Thích Sán Na
13. Nước Nhâm Bạ Kiến
14. Nước Quật Nãn Noa
15. Nước Đạt Ma Tất Thiết Đế
16. Nước Thi Khí Ni
17. Nước Thương Di
18. Nước Yết Bàn Đà
19. Nước Ô Sát
20. Nước Khư Sa
21. Nước Nghiên Cẩu Da
22. Nước Cù Tác Đản Na

1) Nước Tào Cự Thác chu vi hơn 7000 dặm. Đô Thành hiệu là Hạt Tất Na, chu vi hơn 30 dặm. Lại có thành Hạt Tác La, chu vi cũng 30 dặm, rất kiên cố hiểm trở, sơn xuyên cách trở, lúa thóc từng thời vụ, có nhiều lúa mạch, cây cỏ, ít hoa quả nhiều. Nơi đây có sản xuất Uất Kim Hương (Nghệ) và có những loại cỏ quý. Cỏ quý phát sanh tại sông La Ma của Ấn Độ, giữa thành Hạt Tác La có một suối nước phun lên, mà người trong xứ lấy đó để tưới tẩm đất đai. Khí hậu lạnh, sương tuyết nhiều, tánh người nhẹ dạ thường hay ngụy trá, ham học nghề nghiệp, có nhiều kỹ thuật. Nghe nhưng không rõ ràng. Vì được truyền tụng lời nói nhiều vạn lời, văn tự, ngôn ngữ khác với các nước khác, hay nói những chuyện hư cấu rồi trở thành sự thật.

Tuy là thờ cả hàng trăm vị thần, nhưng cũng tôn sùng Tam Bảo. Có hơn 100 ngôi Già Lam, và tăng đồ hơn vạn người, đều học tập theo Đại Thừa Giáo. Vua bây giờ thuần tín, nhờ truyền thống đời đời để lại. Có nhiều phước đức và ưa học hỏi. Vua A Dục kiến tạo hơn 10 ngôi Bảo Tháp ở nơi đây và hơn 10 đền thờ ngoại đạo, họ sống rất lộn xộn. Nói chung có rất nhiều ngoại đạo và hầu như rất thịnh hành ở đây. Họ tin theo Câu Na Thiên. Vị Thiên Thần ngày xưa từ nước Ca Tất Thí thuộc núi A Lộ như đến sinh sống ở nước nầy thuộc về miền nam của nước Câu La Tứ La, làm mưa làm gió.

Vì sự hung ác cho nên những người tin tưởng mất đi lời nguyện, kẻ khinh chê bị đưa về trở lại, cho nên xa gần những kẻ tín ngưỡng trên dưới cùng với các nước lân bang thứ dânmỗi năm đều tham gia những kỳ đại hội. Hoặc cúng vàng bạc trân bảo, hoặc cúng bò ngựa gia súc, đem cống hiến đầy đủ như cầu: vàng, bạc, dê, ngựa bày la liệt trong hang động. Chẳng phải cho mình mà cúng thí tu phước, cốt yếu của ngoại đạo là giữ tâm khổ hạnh, thiên thần chỉ thọ giữ chú thuật. Ngoại đạo trị liệu được nhiều chứng bịnh nan y. Từ đây đi về phía bắc hơn 500 dặm đến nước Phất Phiêu Trì Tát Quân Na.

2) Nước Phất Phiêu Trì Tát Quân Na từ phía đông qua tây hơn 2000 dặm, từ phía nam ra bắc hơn 1000 dặm. Đô Thành hiệu là Hộ Tất Na có chu vi hơn 20 dặm, đất đai phong tục giống như nước Tào Cự Thác nhưng ngôn ngữ thì khác biệt. Khí hậu lạnh, tánh tình người cuồng bạo. Vua thuộc dòng Đột Quyết, thâm tín Tam Bảo, ưa học tập và tôn trọng đạo đức. Từ đông bắc xứ nầy vào núi băng sông đến bên thành của nước Ca Tất Thí.

Có hơn 10 ấp nhỏ, dẫn đến Đại Tuyết Sơn, núi lớn Bà La Tê Na. Đỉnh núi rất cao, nguy hiểm, có nhiều hang động nơi đó. Hoặc đi vào trong hang, hoặc leo lên trên núi. Mùa hè tuyết tan thành nước. Đi cả ba ngày mới đến trên đỉnh. Mùa đông gió lạnh mang theo nhiều tuyết vào cốc. Kẻ lữ hành trải qua không biết bao nhiêu cực nhọc của chân tay, xòe cánh bay lượn cũng không thể qua khỏi. Chân bước đi bộ lại giống như bay, nhìn xuống dưới các núi khác rất đẹp. Đây là đỉnh cao đặc biệt của Thiệm Bộ Châu. Trên đảnh chẳng có cây, chỉ có nhiều đá, thỉnh thoảng lại có rừng nhưng cây còn nhỏ. Lại đi hai ba ngày mới xuống được núi, mới đến nước An Đản La Phược.

3) Nước An Đản La Phược là đất cũ của nước Đổ Hóa La chu vi hơn 3000 dặm. Đô Thành chu vi hơn 14 hay 15 dặm. Vì không có người lãnh đạo nên thuộc nước Đột Quyết. Núi và sông liền nhau cho nên đất đai rất hẹp. Khí hậu lạnh lẽo, gió tuyết vào đông. Giàu có lúa thóc và khan hiếm hoa quả. Tánh người hung bạo, chẳng có phong tục kỹ cương, chẳng biết tội phước. Chẳng muốn học tập chỉ tu thần bí. Ít tin tưởng Phật Pháp. Có ba ngôi Già Lam và chỉ có 10 vị Tăng Sĩ. Tất cả đều học theo Đại chúng Bộ, có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng. Từ đây đi về phía tây bắc vào trong động qua khỏi núi đến một thành nhỏ. Đi hơn 400 dặm đến nước Hoạt Tất Đa.

4) Nước Hoạt Tất Đa ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La có chu vi ít hơn 1000 dặm. Đô Thành có chu vi hơn 10 dặm. Không có người lãnh đạo nên thuộc nước Đột Quyết. Núi nhiều, sông hẹp, gió lạnh. Ngũ cốc phong phú. Hoa quả rất nhiều. Tánh tình hung bạo. Tục lệ chẳng có phép tắc gì. Có hơn 3 ngôi Già Lam nhưng rất ít tăng sĩ. Từ đây đi về phía tây bắc qua núi, qua hang động đến thành ấp, khoảng 300 dặm đến nước Hoạt.

5) Nước Hoạt, ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La, có chu vi hơn 2000 dặm. Đô Thành có chu vi hơn 20 dặm. Không có người lãnh đạo cho nên thuộc nước Đột Quyết. Đất đai bằng phẳng. Lúa thóc được mùa. Cây cỏ xanh tươi. Hoa trái sum sê. Khí hậu ôn hòa. Phong tục thuần chất, tánh tình con người thô bạo. Y phục bằng da thú. Đa phần có tín tâm đối với Tam Bảo, ít tin thần linh. Có 10 ngôi Già Lam và hơn 100 Tăng Sĩ tu tập cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Vua thuộc dòng Đột Quyết.

Qua cổng sắt phía nam có những nước nhỏ. Thỉnh thoảng có những con chim lạ bay đến lưu trú tại đây. Từ đây đi về phía đông, lên một ngọn đồi trống nằm giữa Thiệm Bộ Châu. Phía nam giáp với núi tuyết. Phía bắc giáp với nhiệt hải có hàng ngàn con suối. Phía tây giáp nước Hoạt, phía đông giáp nước Ô Sát. Từ đông sang tây, từ nam ra bắc mỗi chiều 1000 dặm. Núi cao hàng trăm dặm. Động đá cheo leo nguy hiểm băng tuyết đóng đầy. Mỗi khi gió lạnh về thật là khủng khiếp. Cho nên ở đây gọi là Đồi Trống, cũng còn một tên khác là núi cao trống gió. Từ phía đông đi hơn 100 dặm đến nước Tào Kiến.

6) Nước Tào Kiến ngày xưa cũng thuộc nước Đổ Hóa La có chu vi hơn 400 dặm. Đô Thành có chu vi khoảng 15 hay 16 dặm. Đất đai phong tục cũng giống như nước Hoạt. Không có người lãnh đạo cho nên thuộc nước Đột Quyết. Phía bắc đến nước A Lợi Ni.

7) Nước A Lợi Ni ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La, nằm hai bên bờ sông Phượt Sô chu vi hơn 300 dặm. Đô Thành chu vi hơn 14 hay 15 dặm. Đất đai phong tục cũng giống như nước Hoạt. Phía đông giáp nước Yết La Hồ.

8) Nước Yết La Hồ, ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La, bắc giáp sông Phượt Sô có chu vi hơn 200 dặm. Đô Thành chu vi 14 hay15 dặm. Đất đai, phong tục cũng giống như nước Hoạt. Từ nước Tào Kiên đi về phía đông gặp đỉnh núi qua những hang động rồi sông ngòi lại đến thành ấp. Đi hơn 300 dặm nữa đến nước Ngật Phiêu Sắc Ma.

9) Nước Ngật Phiêu Sắc Ma ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La, từ đông sang tây hơn 10 dặm và từ nam ra bắc hơn 300 dặm. Đô Thành chu vi khoảng 15 hay 16 dặm. Đất đai phong tục giống như xứ Tào Kiến, chỉ riêng nhân tình của nước nầy thô bạo, ngu xuẩn ác độc khác với các nước kia. Đi lên phía bắc đến nước Bát Lợi Yết.

10) Nước Bát Lợi Yết, ngày xưa thuộc nước Đỗ Hóa La, từ đông sang tây hơn 100 dặm và từ nam ra bắc hơn 300 dặm. Đô Thành có chu vi hơn 20 dặm. Đất đai, phong tục giống như nước Ngật Phiêu Sắc Ma. Từ nước Ngật Phiêu Sắc Ma đi đến phía đông vào núi vượt sông, đi hơn 300 dặm nữa, đến nước Tu Ma Đản La

11) Nước Tu Ma Đản La, trước đây thuộc nước Đỗ Hóa La, có chu vi hơn 3000 dặm, núi sông liền nhau, đất đai cằn cỗi ít lúa mùa, nhiều lúa mạch, rau cải có hàng trăm thứ, khí hậu lạnh. Tánh tình người thô bạo, chẳng biết tội phước, hình mạo xấu xí ngay cả đứng đi. Y phục bằng da, giống như nước Đột Quyết. Đàn bà trùm khăn trên đầu cao ba tấc. Giữa đầu rẽ tóc ra làm hai tượng trưng cho cha mẹ. Phía trên tượng trung cho cha, phía dưới tượng trưng cho mẹ. Tùy theo sự chết trước hay sau của cha mẹ mà lấy đi một miếng.

Nếu cha mẹ còn thì để nguyên vẹn. Nhà Vua nước nầy thuộc dòng họ Thích. Núi phía tây thấy giống như là một người đang nằm. Bên kia là biên giới của nước Đột Quyết, vì ảnh hưởng rất nhiều phong tục nơi đây, nên biên giới bị xâm phạm dễ dàng. Có một thành riêng biệt gọi là thành Lưu Ly, trong đó có mười thành kiên cố và mỗi thành có kẻ đứng đầu riêng. Thành dày như thế nhưng có kẻ hở có thể qua lại được. Phía tây tiếp với nước Ngật Phiêu Sắc. Phía đông của nước Tu Ma Đản La có nhiều hang động. Đi hơn 200 dặm đến nước Bát Thích Sán Na.

12) Nước Bát Thích Sán Na trước đây thuộc nước Đỗ Hóa La, có chu vi hơn 2000 dặm. Đô Thành nằm trên núi, có chu vi 6 hay 7 dặm. Nhiều núi sông cho nên có nhiều cát đá. Đất trồng được lúa mạch. Có nhiều nho, hồ tiêu, đào, lê, quả nại v.v....Khí hậu lạnh lẽo. Tánh người cương nghị, chẳng có lễ nghĩa, không biết học nghề. Hình thù xấu xí. Đa phần mặc đồ bằng lông. Có 3 hay 4 ngôi Già Lam và ít tu sĩ. Tánh tình thuần chất kính tín Tam Bảo. Đi về phía đông nam của lãnh thổ vào động đá và đi hơn 200 dặm nữa là nước Nhâm Bạ Kiến.

13) Nước Nhâm Bạ Kiến trước đây thuộc nước Đỗ Hóa La, có chu vi hơn 1000 dặm. Đô Thành chu vi hơn 10 dặm. Sông núi nhiều nên ruộng đất hẹp. Đất đai thổ sản khí hậu ở đây đơn giản và thuần thục. Tánh tình của người khác với nước Ba Tích Sán Na rất nhiều. Lời nói cũng có phần khác hẳn. Tánh tình thô bạo, không rõ thiện ác. Đi về phía đông nam là núi cao, vượt qua những đoạn đường đèo nguy hiểm, đi hơn 300 dặm đến nước Quật Nãn Noa.

14) Nước Quật Nãn Noa, trước đây thuộc nước Đỗ Hóa La, có chu vi hơn 2000 dặm. Đất đai sông núi khí hậu giống như nước Nhâm Bá Kiến, chẳng có lễ nghi pháp luật, tánh người thô bạo. Chẳng muốn làm phước, ít tin tưởng Phật Pháp, dáng hình xấu xí mặc nhiều đồ bằng da. Có nhiều mỏ ở trong núi, sản xuất vàng bạc và nhiều đá quý. Chùa Viện chẳng có Tăng Già. Vua xứ đó thuần hậu, kính sùng Tam Bảo. Từ phía đông bắc leo qua núi vào hang động, đường đi nguy hiểm, đến nước Đạt Ma Tất Thiết Đế.

15) Nước Đạt Ma Tất Thiết Đế nằm hai bên dãy núi, trước đây thuộc nước Đỗ Hóa La. Từ đông sang tây hơn 1560 dặm, từ nam ra bắc hơn 4 hay 5 dặm. Đất hẹp cho nên khó mở mang thêm một dặm nào. Gần sông Phạt Sô, đất đai khúc khủyu lồi lõm chỗ cao chỗ thấp có nhiều cát đá, mùa đông gió lạnh. Chỉ trồng được lúa mạch, đậu và một ít cây trái hoa quả. Nơi đây có sản xuất nhiều ngựa tốt. Ngựa tuy nhỏ con nhưng rất khỏe và dai. Phong tục không hoàn hảo. Tánh tình con người thô bạo. Hình dạng xấu xí. Mặc áo da, khác với các nước khác.

Có hơn 10 ngôi Già Lam và rất ít Tăng Sĩ. Đô Thành tên là Hôn Đà Đa. Bên trong có Già Lam, do tiên vương xây dựng trong động đá. Cách đây hơn 100 năm về trước, tại đây Phật Giáo bị tà thần uy hiếp. Ngày xưa nhà vua thương người con bị tật, đi tìm những y thuật để cứu chữa mà bịnh chỉ thêm chứ không giảm. Nhà Vua đích thân đến đền thờ để thỉnh cầucứu mạng. Lúc bấy giờ bị giáo sĩ giả làm thần mà lên tiếng rằng bệnh nầy sẽ khỏi không có gì lo. Vua nghe như vậy, rồi cho xa giá trở về, dọc đường gặp vị Sa Môn đáng kính, thấy vận y phục kỳ lạ, vua sợ hãi mà hỏi từ đâu đến vậy. Vị Sa Môn là bậc chứng Thánh quảmuốn hoằng truyền Phật Pháp nên có hình dáng đặc biệt và nói với Vua rằng:

- Tôi là đệ tử của đức Như Lai, là một vị Tỳ kheo.

Vua nghe xong lo lắng liền hỏi lại:

- Ta có một đứa con bị bệnh chưa biết sống chết như thế nào?

Sa Môn nói:

- Ngài nên đối trước thần linh để cầu nguyện và bày tỏ tâm thương con vô bờ.

Vua nói:

- Thiên thần có thể làm cho đừng chết được không?

Sa Môn đáp:

- Dĩ nhiên là phải có ngày cuối cùng. Người mà dối đời nói lời cho người tin thì không nên.

Về đến cung Vua, đứa con đã chết. Vua không cho phát tang, đến hỏi thần một lần nữa. Tại sao nói rằng không chết nhưng không cứu được và Vua phát giận vị thần chủ cả một thời gian rồi nói:

- Ông là người xấu ác, ở đây nói vọng ngữ, dùng uy quyền để tạo phước. Nay con ta đã chết thì nói sao về việc dối trá nầy. Đối với việc sai trái đó thì không thể bỏ qua được. Vì thế cho nên Vua ra lệnh phá ngôi đền để phạt ông thần. Sau đó giết ông chủ và đập tượng thần liện xuống sông Phược Sô về lại cung Vua. Đoạn gặp vị Sa Môn liền cung kính và vui vẻ, cúi đầu lễ tạ và nói:

- Bởi vì vô minh dắt dẫn cho nên niệm tà lôi kéo vây bủa xấu xa lâu nay, ở nơi đây, nên mong rằng Sa Môn hãy đến để ở nơi nầy.

Sa Môn nhận lời thỉnh cầu vào trong cung. Sau khi chôn đứa con của Vua xong Sa Mônnói:

- Cuộc sống của người do sanh tử lưu chuyển, nếu con của ngài bệnh mà vẫn còn sống, thần cũng chỉ nói dối về bịnh tật đó. Tưởng là chỉ nói vậy thôi nhưng mà kết quả thật không như thế. Vậy thì làm sao có thể tin được. Chỉ có lòng ai mẫn mới hướng dẫn đi khỏi đường lầm mê.

Sau đó Vua thỉnh Sa Môn đo đất rồi tạo dựng Già Lam, từ đó về sau Phật giáo được hưng thịnh. Cho nên, trong Già Lam có một tinh xá để thờ vị A La Hán đó.

Trong tinh xá, có một tượng Phật bằng đá lớn. Trên tượng có một cái lọng tròn bằng vàng che bên trên đều dùng những đồ quý báu để trang sức. Khi người ta đi nhiễu, cái vòng tròn xoay theo và khi người ta dừng thì nó sẽ dừng lại. Nghe người xưa nói rằng do nguyện lực, Thánh nhơn hộ trì hoặc do những kỷ thuật bí mật tạo thành. Xem các tường đá nơi nầy rất là kiên cố. Khảo sát bình luận, vẫn chưa biết hết. Từ nước nầy đi qua núi lớn đến nước Thi Khí Ni.

16) Nước Thi Khí Ni có chu vi hơn 2000 dặm. Đô thành chu vi khoảng năm sáu dặm. Núi sông trùng điệp, đá cát rất nhiều. Có nhiều lúa mạch nhưng ít lúa mùa, cây cối nhiều hoa quả ít. Khí hậu lạnh, phong tục thô bạo, họ có thể giết người hoặc trộm cướp mà chẳng biết lễ nghi thiện ác gì cả. Mê tín chẳng biết làm phước, hiện đời gặp nhiều tai ách. Hình dạng người xấu xí hay mặc đồ da. Chữ nghĩa như nước Đỗ Hóa La. Lời nói có khác. Qua khỏi nước Đạt Ma Tất Thiết Đế là núi cao nằm ở phía nam, và sau đó đến nước Thương Di.

17) Nước Thương Di có chu vi hơn 2560 dặm. Núi sông liên tục nhau. Ngũ cốc trồng khó nhưng lúa mạch dễ trồng, có nhiều chim hoàng hạc mái. Do đất đá đổ xuống mà thành rẫy. Nhiều trận cháy rừng dữ dội và sau đó người ta qua lại được bình an. Nếu thiếu cầu nguyện thì gió mưa sấm sét bộc phát. Thời tiết lạnh lẽo, phong tục vội vã, tánh người thuần chất chẳng có lễ nghi. Trí mưu hẹp hòi, kỷ năng thô thiển. Chữ viết giống như nước Đỗ Hóa La, ngôn ngữ khác biệt. Áo quần bằng da. Dòng dõi thuộc họ Thích. Tôn trọng Phật pháp. Tuy thế quốc dân cũng chưa thuần tín. Có hai ngôi Già Lam, ít tu sĩ.

Từ biên giới phía đông bắc đi vào núi qua những hang động nguy hiểm hơn 700 dặm đến sông Ba Mê La. Từ đông sang tây hơn 1000 dặm, từ nam ra bắc hơn 500 dặm. Đất hẹp, có nơi không quá 10 dặm. Hai bên tuyết đóng cho nên rất lạnh, ngay cả mùa xuân mùa hạtuyết vẫn bay cả ngày lẫn đêm. Đất đai khô cằn chỉ còn sỏi đá. Khó trồng cây, chỉ có cỏ mọc nhiều những nơi hoang vu như thế chẳng có người nào dừng chân.

Trong sông Ba Mê La, có một cái hồ rồng lớn, từ đông sang tây 300 dặm, từ nam ra bắc 50 dặm. Giáp liền với núi cao, nằm giữa Thiệm Bộ Châu và đất này nằm chỗ cao nhất, nước rất là trong như gương và rất sâu, màu sắc xanh đen, vị rất ngọt. Có nhiều loại cá giao, cá chép, rùa v.v...bơi lội trên mặt nước, có ba ba, nhạn, hà mã, ngỗng.

Những trứng chim rất lớn, con thú lấy cỏ che khuất lại, hoặc lấy cát phủ lên trên. Phía tây có một dòng nước chảy vào hồ, rồi chảy đến phía đông của nước Phạt La Đế Quốc chảy vào sông Phược Sô tạo ra bốn nhánh khác, cho nên nước ở đây là nước của bốn con sông hợp lại. Phía đông của hồ có một nhánh chảy xuống phía đông bắc đến nước Khư Sa và cùng với những sông khác, hợp thành nhánh chảy về phía đông. Dòng nước bên tả hợp với dòng nước bên hữu.

Qua khỏi phía nam của sông Ba Mê La là núi. Nơi ấy có nước Bát Lộ La, nước nầy có nhiều vàng bạc, màu vàng hực như lửa. Từ phía đông nam của sông nầy, đi đến núi đường đi rất hiểm trở chả có bộ hành qua lại chỉ toàn là tuyết. Đi hơn 500 dặm, đến nước Yết Bàn Đà.

18) Nước Yết Bàn Đà có chu vi hơn 2000 dặm. Đô Thành toàn là đá núi lớn, lưng dựa vàonúi, dọc theo là sông có chu vi hơn 20 dặm. Núi và sông nối liền nhau cho nên bình nguyên rất hẹp. Lúa mùa ít, lúa mạch nhiều. Cây cối trong rừng nhiều, hoa quả ít. Người ta sống trên đồi cho nên thành ấp bỏ không. Lễ nghi chẳng có gì, đặc biệt người ta ít ưa nghề nghiệp. Tánh tình thô bạo, mạnh mẽ kiêu hùng. Người dung mạo xấu xí. Y phục toàn bằng lông.

Văn tự chữ nghĩa giống như nước Khứ Sa. Tuy nhiên, biết tin tưởng cung kính Phật Pháp. Có mười ngôi Già Lam và hơn 500 tăng đồ, tu theo Tiểu thừa Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Vua biết tôn kính ngôi Tam Bảo. Những kẻ nhàn nhã thường không thích những kẻ siêng học. Từ khi lập quốc cho đến nay, đã trải qua nhiều năm tháng, vua mới tự xưng vương. Từ đây đến nước Na Đề Ba Cù Đản La, có núi cao sông dài tương đối hoang vắng.

Ngày xưa Vua của nước Ba Lợi Sách Tu (Thiên Chủng) lấy vợ người Hán, vinh quy đến đây thời gặp loạn binh đông tây tuyệt lộ, liền giấu vương nữ trên đỉnh núi nầy, rất nguy hiểm khó mà lên xuống được, cho lính canh phòng ngày đêm. Trải qua ba tháng như thế thì yên. Muốn trở về thì người đàn bà đó có thai. Sứ thần bàng hoàng chạy báo. Vua ra lệnh đem người đàn bà hoang loạn đó bỏ vào rừng, sớm tối chẳng quan tâm. Nhưng vì vua cảm cái đức và cái đẹp cho nên lòng giận nguôi ngoa nghĩ rằng nếu trả người đàn bà có thai nầy về nước, chắc là rất lo không biết chết ở đâu, nếu về đến nước cũng bị chém đầu hoặc bị tru lục.

Khi biết được sự thật. Sứ thần nói:

- Đừng có oán trách, sẽ gặp thần linh. Mỗi ngày vào lúc giữa trưa có một người đàn ông từ mặt trời lên xe ngựa đến đây.

Sứ thần nói:

- Nếu là kẻ ấy thì tội như tuyết. Trở về tất sẽ bị tru di, cho nên ở lại là hơn. Việc tới lui thật là khó phân.

Lại nói:

- Việc nầy chẳng rõ ai làm sao giết được, chờ tội nầy rõ ràng mới biết trắng đen.

Rồi sau đó cho xây dựng trên đỉnh núi đá một cung điện có chu vi 300 bộ. Cung thành nầy người nữ đó làm chủ. Sau khi kiến thiết xong, sinh ra được một đứa con trai, dung mạo đẹp đẽ. Bà mẹ nhiếp chánh, người con xưng tôn hiệu rồi bay vào trong hư không, cưỡi mây đưa gió uy đức xa gần đều biết. Các nước bên cạnh đến thần phục.

Vua của nước đó khi mạng chung, thi hài được lưu lại trong núi đá, cách thành về phía đông nam 120 dặm. Thi hài ấy cho đến nay chưa hư hoại. Nhìn dáng người giống như đang ngủ. Mặc Y phục và có hương hoa được bài trí để cho tử tôn đời đời về sau, thờ đây là tiên tổ của họ. Mẹ là người nhà Hán, cha là thần mặt trời, cho nên tự xưng là dòng dõi Hán Mặt Trời

Vương tộc có hình dáng giống như người Trung Hoa, đầu đội mũ, thân mặc áo và sau nầy trở thành nước mạnh.

Khi Vua A Dục còn ở đời cho xây trong cung một Bảo Tháp. Vua nầy sau dời đô về phía bắc và cố cung làm chùa cho Tôn Giả Đồng Thọ luận sư, có lầu gác cao rộng, có Phật tượng uy nghiêm. Tôn Giả là người của nước Đản Xoa ý La, lúc nhỏ đã hiểu biết và sớm ly trần xuất gia, và sách vở còn ghi lại cho biết, mỗi ngày Tôn Giả tụng ba vạn hai ngàn lời kinh, và đọc ba vạn hai ngàn chữ trong trang sách. Cho nên đương thời là một bậc học rộng nổi tiếng, hiển lập chánh pháp, bài xích ngọai đạo tà kiến. Lời giảng cao cả, khó ai có thể đáp lại được, mà ngay cả năm nước Ấn Độ thấy cũng không ai bằng.

Ngài đã chế ra cả mười bộ Luận. Lời nói và việc làm đi đôi với nhau, tức là những lời dạy của Phật. Thời ấy, có ngài Mã Minh ở phương đông; Có ngài Đề Bà ở phía nam; Có ngài Long Mãnh ở phía tây và ngài Đồng Thọ ở phương bắc. Quý Ngài được xem là bốn mặt trời chiếu thế gian. Vua nước đó nghe uy đức của Tôn Giả liền cử binh đến chinh phạt nước Đản Xoa Thủy La uy hiếp thỉnh tôn giả về, rồi xây dựng ngôi Già Lam nầy để mà cúng dường và đảnh lễ. Phía đông nam của thành đi hơn 300 dặm, có một tảng đá rất lớn và có hai phòng bằng đá, mỗi một phòng như vậy là nơi nhập diệt tận định của A La Hán. Các ngài vẫn còn ngồi nguyên không giao động. Hình hài, xương cốt vẫn không hư mục, mặc dầu đã trải qua bảy trăm năm. Tóc tai vẫn còn ra dài cho nên mỗi năm chư tăng đều cắt tóc và thay y.

Phía tây bắc của động đá kia vào nơi núi cao nguy hiểm, đi hơn 200 dặm, đến đỉnh núi Trà Quyền Xá La. Phía đông của núi bốn bề cung là núi. Đi hơn 100 dặm nữa, đến một địa phương, dù mùa đông hay mùa hạ tuyết và gió vẫn lạnh. Ở đây chỉ có cây Long Não, còn lúa thóc rất ít. Những cây lớn không nhiều, chỉ toàn là những cây nhỏ. Tuy có lúc cũng nóng nhưng bầu trời vẫn đầy gió tuyết. Chỉ có những người lái buôn và tăng lữ đi trong sương tuyết, rất là khó khăn và nguy hiểm. Nghe người xưa nói:

Xưa kia có một khách buôn trên vạn dặm xa, dùng lạc đà để chở hàng ngàn loại hàng hóa. Gặp bão tuyết, người và vật chẳng còn. Lúc ấy, tại nước Yết Bàn Đà, có một vị Đại A La Hán nhìn thấy thương xót cho sự nguy hiểm nầy, nên muốn vận thần thông để cứu giúp họ. Khi A La Hán đến thì thương nhân đã chết. Ngài nhặt những đồ hàng hóa trân quý đó lập nên một nơi bảo vệ tài sản. Ngài mua đất của nước bên cạnh, làm nơi nuôi duỡng những nhà ở quanh thành và có cơ sở để cho người tới lui, cho nên ngày nay những người thương nhân và tu sĩ đi ngang qua đây được chu cấp. Từ phía đông đi xuống núi gặp một ngọn đồi, leo lên đồi cũng rất nguy hiểm vì phải vượt qua những động đá, suối khe hiểm trởgió tuyết lại nhiều. Đi hơn 800 dặm ra khỏi núi đến nước Ô Sát

19) Nước Ô Sát có chu vi hơn 1000 dặm. Đô Thành chu vi hơn 10 dặm. Phía nam giáp với sông Tòng Đà, đất đai màu mỡ, lúa thóc được mùa. Trong rừng có nhiều cây cao. Hoa quảphồn thịnh. Ở đây có sản xuất nhiều loại ngọc quý, như ngọc trắng, ngọc lam, ngọc xanh. Khí hậu điều hòa, mưa gió thuận lợi, phong tục, lễ nghi, tánh tình con người thô bạo, nhiều dối trá, không biết xấu hổ.Văn tự ngữ ngôn ít giống nước Khư Sa. Dung mạo xấu xí. Y phục toàn đồ da. Nhưng lại sùng tín, tôn kính Phật Pháp. Có hơn 10 ngôi Già Lam và hơn 1000 Tăng Sĩ tu theo phái Tiểu Thừa, thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Cả hàng trăm năm nay, dòng Vua đã tuyệt tự, không có kẻ nắm quyền cho nên lệ thuộc nước Yết Bàn Đà.

Cách thành phía tây hơn 200 dặm có một núi lớn. Khí hậu miền núi rất lạnh, vì đá và tuyết. Khi băng tan tuyết rã, nguy hiểm vô cùng. Trên đảnh nầy có một Bảo Tháp, tự nhiên mà có. Nghe người xưa nói lại rằng:

Cả hàng trăm năm về trước, khi động đá băng hoại, trong đó có một vị Tỳ Kheo đang ngồi thiền, thân hình vĩ đại và đã khô kiệt. Tóc tai dài xuống đến vai và mặt. Có một người thợ săn thấy và tâu với Vua. Vua đích thân đến quan sát và mọi người không mời mà đến, dùng hương hoa rải lên đó mà cúng dường. Vua bảo người nầy là người như thế nào mà vĩ đại thế. Có một vị Tỳ Kheo đáp rằng:

Tóc tai đã dài nhưng mà mặc áo cà sa, lại nhập Diệt Tận Định tức là A La Hán. Kẻ nhập Diệt Tận Định cho đến kỳ hạn, hoặc nghe tiếng kiền chùy, hoặc chờ ánh sáng mặt trờichiếu, tự nhiên từ Định trở dậy. Nếu không có sự cảnh báo ấy thì an nhiên bất động. Nhờ trú trong Định lực nên thân không bị hoại diệt. Thời gian không ăn đến khi xuất định, dùng một ít cháo sữa thân thể khỏe lại, rồi sau đó đánh trống, để đánh thức ngài xuất định.

Vua bảo:

- Thế sao?

Vua cho đánh kiền chùy, âm thanh ấy làm chấn động vị A La Hán tỉnh lại hồi lâu và Vua hỏi:

- Ngài là ai, mà hình dáng khác thường vậy? Y phục của ông lại là Ca Sa?

Đáp rằng:

- Tôi là Tỳ Kheo và Thầy của tôi là ngài Ca Diếp Như Lai đang ở tại đây và nhập Đại Niết Bàn đã lâu. Mỗi khi nhớ lại tôi buồn vô cùng.

Lại nói thêm rằng:

- Thích Ca Như Lai xuất thế rồi chưa?

Đáp rằng:

- Đã xuất thế và cũng nhập diệt rồi.

Nghe xong liền cúi đầu và bay lên hư không hiện thần thông biến hóa rồi dùng lửa tam muộithiêu thân, di cốt rơi xuống đất. Vua nhặt cốt để xây tháp.

Đi về phía bắc hướng núi Tích Quảng Giả hơn 500 dặm đến nước Khư Sa.

HT Thích Như Điển




Có phản hồi đến “Đại Đường Tây Vức Ký - Quyển Thứ 12 - Phần 1”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com